当前位置:首页 > World Cup

【lịch thi đấu bilbao】Tìm hiểu Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không hề khó khăn

tim hieu cong uoc vien ve hop dong mua ban hang hoa quoc te khong he kho khan

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của việc tìm hiểu,ìmhiểuCôngướcViênvềHợpđồngmuabánhànghóaquốctếkhônghềkhókhălịch thi đấu bilbao nắm rõ CISG đối với các DN Việt Nam?

- Thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho thấy, có tới 60% tranh chấp liên quan tới mua bán hàng hóa quốc tế. Các đối tác Việt Nam có tranh chấp với khoảng 60 quốc gia khác nhau. Trong khi đó, hiện nay trên thế giới có tới 85 quốc gia tham gia CISG. Bởi vậy, có thể thấy, việc tìm hiểu sâu để vận dụng được CISG, trước và đặc biệt là khi có tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng.

Sẽ có rất nhiều trường hợp có thể áp dụng CISG. Ví dụ cụ thể như, trong khối ASEAN, hiện có Việt Nam và Singapore đã là thành viên của CISG. Bởi vậy, khi ký kết các hợp đồng mua bán giữa DN hai bên đương nhiên áp dụng CISG. Nếu DN Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán với một quốc gia thuộc nước khác trong khối ASEAN mà không phải Singapore, khi xảy ra tranh chấp nếu cả hai bên DN đều không thỏa thuận về luật áp dụng trước đó, mà Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng Luật Việt Nam thì lúc đó cũng sẽ tự động áp dụng CISG.

Sự quan tâm cũng như hiểu biết của DN Việt Nam tới vấn đề pháp lý nói chung và CISG nói riêng ra sao, thưa ông?

- Với hơn 90% DN có quy mô vừa và nhỏ, hiện nay hầu hết DN Việt quan tâm nhiều hơn tới vấn đề thương mại và ít quan tâm tới vấn đề pháp lý nói chung. Luật Thương mại Việt Nam hay CISG cùng một số vấn đề pháp luật khác đều thuộc nhóm các vấn đề về pháp lý.

Tại Trung tâm, có nhiều trường hợp DN nhỏ và vừa, đặc biệt có những DN thuộc “top” lớn khi xảy ra tranh chấp, đưa hợp đồng ký kết ra phân tích thì thấy các điều khoản pháp lý rất sơ sài. Thậm chí, các điều khoản trong hợp đồng có khi còn sai sót, điều nọ mâu thuẫn với điều kia. Khi trải qua tranh chấp, DN rút ra được bài học, bắt đầu sửa lại nhưng thực tế đó là “mất bò mới lo làm chuồng”. Với các DN lớn có thể một vài trường hợp sai sót, thua thiệt đó không gây hề hấn gì song với các DN vừa và nhỏ thì khá chật vật.

Theo ông, việc tìm hiểu cũng như áp dụng CISG có phức tạp, khó khăn với các DN?

- CISG về cơ bản không khác nhiều so với quy định về pháp luật thương mại của Việt Nam. Điểm khác biệt nổi cộm là pháp luật mua bán hàng hóa của Việt Nam tập trung nói về hợp đồng mua bán trong nước, còn CISG nói nhiều hơn về mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi vậy, theo tôi việc tìm hiểu cũng như áp dụng CISG đối với các DN không khó. Những nội dung trình bày trong CISG rất dễ hiểu. Các án lệ cho việc này cũng khá nhiều. Nhiệm vụ của DN chỉ là chủ động, chịu khó tìm hiểu qua nhiều phương thức khác nhau. Nếu đã hiểu Luật Thương mại của Việt Nam và áp dụng quy định tương tự rồi thì việc tìm hiểu thêm CISG rất dễ vì độ tương thích cao, gần như không mấy khác biệt.

Xin ông cho biết, trong trường hợp DN lơ là, không chú ý tìm hiểu CISG thì khi xảy ra tranh chấp sẽ phải đối mặt với những thua thiệt như thế nào?

- Trên thực tế, nếu DN không quan tâm nhiều đến pháp luật thì cũng có thể không vấn đề gì. Hợp đồng mua bán ký kết là thể hiện ý chí giữa các bên. Hợp đồng nếu có thiếu hụt, có sai sót nhưng đôi bên vẫn thiện chí thực hiện, không xảy ra tranh chấp thì không sao. Vấn đề ở đây là DN phải nêu cao ý thức phòng ngừa rủi ro và giải quyết khi tranh chấp phát sinh.

Rõ ràng, khi phát sinh tranh chấp, bên nào kém hiểu biết hơn về pháp luật thì bên đó chịu thiệt thòi, mà thiệt trước hết chính là về tiền bạc. Giả sử, trong trường hợp DN Việt Nam là nguyên đơn, hiểu biết, nắm rõ luật pháp thì khả năng thắng kiện cao hơn. Ngược lại, trong trường hợp DN Việt Nam là bị đơn, có hiểu biết vững vàng về pháp luật cũng giúp DN hạn chế thua kiện.

Thời gian tới, VIAC sẽ có những động thái như thế nào nhằm đồng hành, hỗ trợ DN trong tìm hiểu, áp dụng CISG?

- Hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đang có kế hoạch hỗ trợ cộng đồng DN tìm hiểu, áp dụng CISG. Thời gian qua, kể cả khi Việt Nam chưa là thành viên của CISG thì tại VIAC cũng đã từng giải quyết các tranh chấp có áp dụng CISG. Từ 1-1-2017, khi Việt Nam chính thức áp dụng CISG, tin rằng các trường hợp giải quyết tranh chấp áp dụng CISG sẽ nở rộ. Với nhiều trọng tài viên là các chuyên gia về thương mại quốc tế, hiểu biết sâu về pháp luật, đồng thời rút ra kinh nghiệm từ bài học của các DN khác, thời gian tới, VIAC cũng sẽ chủ động xây dựng những chương trình đào tạo thiết thực cho DN, tổ chức nhiều buổi tập huấn về CISG, hy vọng các DN sẽ quan tâm, tham gia.

Xin cảm ơn ông!

tim hieu cong uoc vien ve hop dong mua ban hang hoa quoc te khong he kho khan
Các DN chế biến, XK gỗ thậm chí còn chưa biết tới CISG. Ảnh: Nguyễn Thanh

分享到: