Hơn 3,độngnạnđkết quả bóng đá c1 châu á9 triệu người dân Somalia đang thiếu lương thực trầm trọng do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang và tấn công khủng bố do lực lượng Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab tiến hành. Nạn thiếu đói đang bao trùm quốc gia này và họ rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Người dân Somalia tiếp tục đối mặt với nguy cơ nạn đói. Nguồn: OCHA
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) cho biết, hiện tổ chức nhân đạo này đang vận động cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ thế giới tăng cường viện trợ nhân đạo để cứu trợ khẩn cấp cho người dân Somalia. Ước tính khoản tiền cứu trợ nhân đạo này có thể lên tới 864 triệu USD trong năm 2017. Chương trình viện trợ nhân đạo này được xây dựng dựa trên các số liệu thực tế về người tị nạn đang tập trung trong các trại tị nạn của Liên Hiệp Quốc tại Somalia và các quốc gia láng giềng đồng thời, dựa trên số lượng người dân ở quốc gia Đông Phi này có nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng, nhất là nhiều người trong số này sẽ bị nạn đói đe dọa nếu không được cứu trợ kịp thời. OCHA cho biết thêm hiện có 5 triệu người Somalia, chiếm hơn 40% tổng dân số của nước này, đang thiếu lương thực nghiêm trọng. Đặc biệt có hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trong đó có hơn 50.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng.
Trong khuôn khổ chương trình viện trợ nhân đạo của LHQ giai đoạn 2016-2018 cho Somalia, kế hoạch ứng phó năm 2017 của OCHA sẽ tập trung cung cấp lương thực để cứu trợ cho hàng triệu người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa khủng bố và xung đột vũ trang; tăng cường hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ cơ bản tối thiểu cho những khu vực chiến sự và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề người tị nạn ở quốc gia Đông Phi đầy bất ổn này.
Trong khi đó, những cuộc chiến đẫm máu vẫn liên tục diễn ra làm cho nhiều người dân vô tội ở Somalia bị thương vong. Mới đây đã xảy ra 2 vụ nổ lớn đồng thời gần sân bay và căn cứ của Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi ở Somalia (AMISOM) tại thủ đô Mogadishu của nước này. Các vụ nổ này xảy ra sau cuộc giao tranh dữ dội cùng ngày. Theo các nhân chứng, vụ nổ đầu tiên nhằm vào căn cứ quân sự Halane lực lượng Liên minh châu Phi đồn trú, trong khi vụ thứ hai xảy ra bên ngoài một khách sạn cạnh sân bay quốc tế Aden Adde. Mặc dù chưa có số liệu chính xác về thương vong và cũng chưa có nhóm nào đứng ra chịu trách nhiệm về 2 vụ nổ trên, nhưng nhiều khả năng do nhóm Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab ở Somalia tiến hành các vụ tấn công này.
Thực tế, Somalia chìm trong nội chiến từ năm 1991 đến nay, sau khi Tổng thống Mohamed Siad Barre bị lật đổ, khiến nước này rơi vào hỗn loạn.Tình hình an ninh tại Somalia hiện vẫn phức tạp, chủ yếu do nhóm Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab tiếp tục các cuộc tấn công chống chính phủ và nhằm vào quân đội, dân thường và các mục tiêu nước ngoài. Chính bất ổn chính trị trên nên cuộc bầu cử tổng thống nước này, vốn dự kiến diễn ra vào ngày 28-12-2016, đã bị hoãn đến tháng 1-2017 do những bất đồng về bầu cử Thượng viện và Hạ viện. Đây là lần thứ 4 cuộc bầu cử Tổng thống Somalia bị hoãn lại và hiện vẫn chưa ấn định thời gian chính xác cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra khi nào.
Giới phân tích cho rằng, hiện trạng thiếu đói không chỉ có ở Somalia, mà còn có thể lan rộng ra nhiều quốc gia châu Phi. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cảnh báo nếu thế giới không hành động khẩn cấp, đến năm 2030, tình trạng biến đổi khí hậu có thể thêm 122 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực, chủ yếu tập trung tại khu vực Đông Nam Á và châu Phi. FAO kêu gọi thúc đẩy một sự “chuyển đổi trên diện rộng hệ thống thực phẩm và nông nghiệp” để có thể thích nghi với một thế giới đang ngày càng ấm lên. Trong khi từng ngày trôi qua, người dân Somalia vẫn sống trong cảnh thiếu đói và chết chóc nhưng hiện nay vẫn chưa có giải pháp để ngăn chặn bạo lực. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ còn phải gánh chịu tình trạng khốn cùng kéo dài và không biết bao giờ mới có lời giải thỏa đáng.
HN tổng hợp