发布时间:2025-01-11 04:20:19 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Trung bình một container trung chuyển để tái xuất sang Trung Quốc các DN thu phí dịch vụ từ 20-25 triệu đồng. Tuy nhiên trừ các chi phí như vận tải, nhân công, bốc dỡ, kho bãi, điện, cược vỏ container, lãi vay ngân hàng, thuế GTGT, thuế TNDN, chi phí quản lý, giao dịch… thì lợi nhuận DN thu được chả còn là bao.
Khó quản lý
Theo Bộ Tài chính, trong 2 năm 2011-2012 và những tháng đầu năm 2013, hoạt động TNTX đường diễn ra với số lượng lớn, trên địa bàn cả nước, kéo theo đó là các hành vi lợi dụng hình thức này để buôn lậu và gian lận thương mại.
Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, từ năm 2011 đến tháng 6-2013 đã có tới 100 DN tham gia kinh doanh TNTX đường. Qua kiểm tra, cơ quan Hải quan đã phát hiện 102 vụ vi phạm trong TNTX đường, với tổng giá trị là 13.805 tấn. Lỗi vi phạm chủ yếu là không thanh khoản hồ sơ TNTX, tự ý phá niêm phong, tự ý xếp dỡ hàng hóa không chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Hải quan, không tái xuất hàng hóa đúng quy định....
Thậm chí, một số đối tượng còn có hành vi táo tợn hơn đó là tự ý tiêu thụ hàng TNTX ở nội địa (không tái xuất theo quy định) khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hoạt động kinh doanh TNTX đường đã phát triển nhanh, kéo theo nhiều khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.
Theo Bộ Tài chính, để kiểm tra, rà soát hoạt động này, Cục Điều tra chống buôn lậu - TCHQ (Cục ĐTCBL) đã triển khai kế hoạch trong suốt 1 năm, huy động nhiều cán bộ, phương tiện từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên quá trình triển khai kiểm tra gặp nhiều khó khăn do DN bỏ trốn, không hợp tác do không có hàng để xuất trình, không có hồ sơ để thanh khoản...
Có thể thấy việc quản lý các DN kinh doanh hàng TNTX nói chung và mặt hàng đường nói riêng rất phức tạp và khó khăn. Nếu để tình trạng này tiếp diễn sẽ gây khó khăn lớn cho cơ quan quản lý nói chung và cơ quan Hải quan nói riêng. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc, xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đưa mặt hàng đường vào Danh mục tạm ngừng kinh doanh TNTX để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý Nhà nước trong việc thực hiện công tác quản lý và tạo điều kiện cho ngành mía đường Việt Nam phát triển.
Không đáng kể?
Về vấn đề này, Bộ Công Thương cho rằng không nên đưa mặt hàng này vào Danh mục tạm ngừng kinh doanh TNTX.
Trong bản dự thảo công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đang lấy ý kiến các bộ ngành), Bộ Công Thương cho rằng chưa thể kết luận hoạt động kinh doanh TNTX đường ảnh hưởng đến hoạt động XK đường.
Dẫn chứng cho quan điểm này Bộ Công Thương đưa ra số liệu, năm 2012, Cục ĐTCBL-TCHQ mới phát hiện 1 DN tự ý phá niêm phong lô hàng 200 tấn đường tạm nhập đang trên đường tái xuất; 1 DN khác TNTX 500 tấn đường nhưng xác minh đối tác Trung Quốc không tồn tại; 1 DN ở Quảng Trị tự ý tiêu thụ trong nội địa 210 tấn đường TNTX và 12 DN tạm nhập nhưng quá thời hạn chưa tái xuất. Với số liệu này Bộ Công Thương cho rằng các vi phạm chưa đáng kể, số lượng nhỏ, không thể hiện hoạt động TNTX mặt hàng đường có ảnh hưởng lớn đến thị trường XK mặt hàng đường của Việt Nam sang Trung Quốc.
Cơ quan này cũng cho rằng tổng lượng đường tái xuất và XK của Việt Nam sang Trung Quốc hiện chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với nhu cầu NK của Trung Quốc. Trả lời phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK- Bộ Công Thương cho rằng hiện Bộ Công Thương chưa thấy lý do rõ ràng để dừng việc TNTX đường.
Theo ông Hải, hiện nay Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đang tăng cường các biện pháp để giám sát công tác TNTX đường, đặc biệt là khâu vận chuyển lưu thông trong nội địa. Và theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, đường TNTX phải nộp thuế ngay sau khi tái xuất mới được hoàn thuế. Thuế NK đường hiện nay lên đến hơn 80%, cũng được xem là biện pháp góp phần hạn chế TNTX đường.
Cân nhắc kỹ
Báo cáo của cơ quan Hải quan lại cho thấy kiểm tra của cơ quan quản lý chức năng đã phát hiện 102 vụ vi phạm trong TNTX đường (với tổng giá trị là 13.805 tấn) chứ không phải chỉ một vài vụ như Bộ Công Thương đưa ra. Với vai trò là cơ quan hiện đang quản lý mặt hàng này (theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP thương nhân khi kinh doanh TNTX mặt hàng đường chỉ làm thủ tục TNTX tại cơ quan Hải quan, không phải xin giấy phép của Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan cho rằng, hành vi lợi dụng hình thức TNTX để buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường xảy ra nhiều, và diễn biến phức tạp.
Quan điểm của Bộ Công Thương cho rằng: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng thì việc kinh doanh TNTX cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động thiết nghĩ cần phải xem xét, tính toán một cách tổng thể.
Thực tế, hoạt động kinh doanh TN-TX nói chung và mặt hàng đường nói riêng tuy có mang lại lợi nhuận nhất định cho một số ít DN nhưng không đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho các địa phương. Những thiệt hại về việc lợi dụng hoạt động này để NK hàng cấm ảnh hưởng tới môi trường, kéo theo đó chi phí tiêu hủy rất lớn (hàng cấm nếu bị thu giữ là phải tiêu hủy-PV).
Mặt khác, các phương tiện chở hàng TN-TX thường có tải trọng cao, trong khi hạ tầng giao thông, cảng biển của ta vừa thiếu, vừa yếu dẫn đến hư hỏng đường, ách tắc hàng hóa XNK, thiệt hại về kinh tế rất lớn, mà nguồn thu (vài chục tỷ phí bến bãi) khó có thể bù đắp được; Rồi chi phí cho bộ máy các cơ quan chức năng phục vụ cho hoạt động này... Và quan trọng hơn, như đã nói ở trên hoạt động này đang gây nhiều bất ổn, khó khăn trong công tác quản lý.
Một thực tế khác cũng cần được xem xét, đó là đường trong nước đang tồn kho lớn, nhiều DN đang rơi vào cảnh khốn khó. Để giải quyết bài toán tồn kho, các DN chỉ trông vào giải pháp XK. Tuy nhiên việc XK cũng gặp nhiều khó khăn.
Vậy nên có thể nói các cơ quan quản lý nhà nước cần cân nhắc kỹ việc có hay không đưa đường vào Danh mục tạm ngừng kinh doanh TNTX?
Một số vụ vi phạm điển hình trong kinh doanh TNTX đường - Công ty TNHH đường Vĩnh Phú (Quảng Trị) lợi dụng TNTX tự ý tiêu hủy nội địa 210 tấn đường. - DN (Nghệ An) tự ý phá niêm phong lô hàng 200 tấn đường tạm nhập đang trên đường vận chuyển tái xuất. - 1 DN làm thủ tục tái xuất 500 tấn đường được tạm nhập qua Hải Phòng để tái xuất qua Cầu Treo (Hà Tĩnh) sang Lào cho một DN Trung Quốc. Tuy nhiên DN Trung Quốc này đã ngừng hoạt động. - Cục ĐT CBL phối hợp Cục HQ Hải Phòng phát hiện 4 DN NK 6 tờ khai quá hạn thanh khoản nhưng chưa thanh khoản. Trong đó có 1 DN đã nộp thuế chuyển tiêu thụ nội địa 3 tờ khai; 2 DN đã tái xuất không có giám sát hải quan, không có xác nhận thực xuất. |
Nhóm PV kinh tế thực hiện
相关文章
随便看看