【u19 ac milan】Nông dân và chim ưng
Sự yếu kém của chuỗi cung ứng,ôngdânvàchimưu19 ac milan đặc biệt trong nông sản, đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo.
Chia sẻ với NNVN, TS Đinh Thế Phong (ảnh), chuyên gia kinh tế tại Viện Chiến lược KHCN, nêu quan điểm của ông.
Thiệt cho cả nông dân và người tiêu dùng
Thưa ông, câu chuyện “giá nông sản – từ đồng tới chợ” mà NNVN phản ánh, đang được dư luận rất quan tâm. Theo ông, có nguyên nhân nào khác từ việc giá nông sản đội lên quá nhiều lần khi đến tay người tiêu dùng?
Chúng ta không đi sâu vào phân tích giá nông sản tăng bao nhiêu, qua bao nhiêu tầng nấc thương lái để tới được tay người tiêu dùng, mà hãy tìm xem tại sao giá lại đội cao như vậy.
Đầu tiên, đối với đầu vào, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân cũng nhập nguyên liệu là thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp… ở những đại lý nhỏ lẻ, có thể là đại lý cấp 3, cấp 4. Như vậy, giá thành đương nhiên là cao hơn rất nhiều so với nguyên liệu đầu vào được lấy từ nguồn. Mà với nông sản, chi phí đầu vào có thể chiếm đến 50-60%.
Còn đầu ra, cũng bằng ấy tầng nấc thương lái, mỗi nấc chia nhau một phần lợi nhuận. Từ đây, giá nông sản thành phẩm đến tay người tiêu dùng rất cao. Việc này không khó lý giải.
Thiệt thòi với nông dân, theo ông phân tích, là đương nhiên. Tuy vậy, với thực trạng chuỗi cung ứng nông sản như hiện nay, thì khó có thể có cách làm nào khác?
Cách cung ứng như tôi nói, là cách truyền thống. Việt Nam là nước nông nghiệp, có hàng nghìn năm phát triển nông nghiệp đã tạo cho chúng ta nhiều “lối mòn” trong tư duy sản xuất – cung ứng – tiêu thụ sản phẩm. Chính điều này vô hình trung đang gây thiệt thòi cho cả nông dân và người tiêu dùng.
Chúng ta hãy đi sâu phân tích về hình thành chuỗi cung ứng trên thế giới. Với một số nước tiên tiến, do mở rộng theo chiều dọc của chuỗi giá trị nên các đại gia bán lẻ, siêu thị ngày càng tiến tới gần hơn, tiếp cận được nhiều hơn với việc sản xuất - chế biến nông sản. Họ từ người bán lẻ trở thành nhà sản xuất toàn cầu, tự mình đặt hàng, mua hàng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Các nhà bán lẻ, siêu thị trở thành các “người giữ cửa”, định đoạt việc tham gia vào các thị trường khu vực và thế giới. Họ thường làm việc trực tiếp với nông dân, nhà sản xuất nhỏ và chỉ sử dụng một số rất ít nhà cung ứng cấp 1 quen thuộc, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao và rất chuyên biệt của họ.
Họ luôn nâng cao khả năng kiểm soát đối với sản phẩm (ví dụ chất lượng), đối với thông tin (ví dụ khả năng theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng). Qua đó, họ áp dụng các mô hình trong công nghiệp hiện đại vào nông nghiệp như hệ thống sản xuất theo thời gian thực và hệ thống quản lý chất lượng tổng thể.
Thực hiện cam kết WTO, Việt Nam chưa thực sự mở cửa thị trường bán lẻ. Vì vậy, việc tạo ra những chuỗi cung ứng nông sản “kiểu Tây” xem ra vẫn còn rất khó khăn, thưa ông?
Tính cạnh tranh thấp, sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng nông sản Việt, thua lỗ của công ty chế biến nông sản và nông dân, sự chiếm lĩnh thị trường của các đại gia bán lẻ, siêu thị ngoại ở Việt Nam, nông dân bán nông sản cho thương lái nước ngoài mà không cho nhà chế biến Việt Nam… không còn là viễn cảnh, mà nó hiển hiện ngay trước mắt chúng ta.
Điều này cho thấy đây không phải lỗi của nhà sản xuất riêng lẻ, người nông dân mà chủ yếu là lỗi mang tính hệ thống, của quản lý, của nhà hoạch định.
Tuy nhiên, khi thực sự mở cửa thị trường bán lẻ, khi hàng loạt các đại gia bán lẻ, siêu thị nước ngoài “nhảy vào”, nếu không có chính sách quản lý tốt, chuỗi cung ứng nông sản cũng khó mà hoạt động một cách minh bạch, công khai. Và khi đó, nông sản khó mà đến tay người dùng với giá tiệm cận giá thành sản xuất.
Đổi mới chuỗi cung ứng nông sản
Như vậy là chúng ta đang buông khâu quản lý phân phối và cung ứng nông sản, thưa ông?
Thực ra, nói buông lỏng cũng không đúng, vì hệ thống quản lý Nhà nước có hẳn cơ quan quản lý giá, các hiệp hội bán lẻ… Tuy nhiên, vai trò của họ chưa thực sự “bật” lên được trong quá trình quản lý. Mặt khác, đầu vào, đầu ra của nông sản nói chung phần lớn đều không thuộc những mặt hàng trong diện đặc biệt, nên cũng khó có thể áp đặt ý định chủ quan của cơ quan quản lý Nhà nước lên giá cả được.
Có chăng, theo tôi, cần tổ chức lại hệ thống này cho phù hợp với thực tiễn thị trường của Việt Nam.
Theo ông, phải tổ chức lại những gì để nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh về giá với thế giới, đồng thời nông dân vẫn có lãi?
Phải đổi mới, sáng tạo, tái cấu trúc sâu sắc mới có thể cạnh tranh và trụ lại trong ngành này. Thứ nhất, cần đưa cơ chế thị trường làm cơ sở cho tất cả các mối liên kết, các quan hệ trong ngành nông sản. Từ bỏ các cơ chế, mối quan hệ phi thị trường do con người đặt ra. Đây là điều rất quan trọng.
Trên mảnh đất đúng của nó, thì cây mới bắt rễ, các mối liên kết trong sản xuất - kinh doanh sẽ tự nảy sinh, tự hình thành các cấu trúc đúng như nó cần, tự điều chỉnh, điều tiết… để sống được.
Cần thay đổi cách nhìn về nông nghiệp. Như trên đã phân tích, làm nông nghiệp ngày nay phải cần công nghệ, cần hoạch định với tính chuyên nghiệp cao như trong công nghiệp. Các nhà bán lẻ, siêu thị lớn trong chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm là các nhà kinh doanh - công nghệ, chứ không nhất thiết phải là nhà nông.
Có đất đai, có tài nguyên trời phú… thì có thể thành nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhưng để tham gia vào chuỗi cung ứng hay thành chủ các chuỗi này cần rất nhiều kỹ năng chuyên môn bài bản khác. Đây thực chất là chương trình CNH nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nên hoạch định để chia ngành nông nghiệp, chế biến - kinh doanh nông sản… thành hai phần. Một là để hòa vào chuỗi cung ứng bên ngoài, tức là trở thành nhà cung ứng cho họ; Hai là thiết lập một số chuỗi cung ứng Việt mà ta có thế mạnh.
Cả hai việc hoạch định này đều mang tính chuyên môn và tính đa ngành (hay liên ngành) rất cao. Nên hợp tác, thuê khoán công ty tư vấn kỹ thuật chuyên về vấn đề này. Đây thực chất là quá trình chuyên môn hóa cao trong ngành nông nghiệp và các ngành liên quan.
Vẫn là câu chuyện tái cơ cấu
Để thực hiện những giải pháp như ông nói, đương nhiên có thể sẽ phải “khai tử” sản xuất nhỏ. Điều này rất khó khăn với nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay?
Không hẳn khai tử, nhưng phải tái cơ cấu, tổ chức sản xuất lại. Dù rằng khó khăn, đau đớn nhưng trước sau cũng phải thực hiện. Nhìn một cách tích cực, đây cũng là cơ hội cho việc chuyển đổi từ chuỗi giá trị nông nghiệp sang các chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao hơn. Cũng như nhân việc phải sửa chữa nhỏ thì “đại tu” lại nhà luôn.
Câu chuyện chim ưng giúp minh họa điều này. Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn. Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại... Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn.
Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn. Một là cứ như vậy và chịu chết. Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy ra. Chim ưng chờ cho mỏ mới cứng, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.
Để tồn tại, ta phải thay đổi chính mình. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, ta mới sống hết mình trong hiện tại được.
Xin cám ơn ông!
Theo Báo nông nghiệp
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/09b297876.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。