【thứ hạng của slovácko】Thành lập quỹ thành viên phải có số vốn góp tối thiểu 50 tỷ đồng
Điều kiện lập quỹ thành viên
Theànhlậpquỹthànhviênphảicósốvốngóptốithiểutỷđồthứ hạng của slováckoo quy định của Bộ Tài chính, việc thành lập quỹ thành viên phải có vốn thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng; Có tối đa 30 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân trong nước, tổ chức nước ngoài; Tài sản của quỹ được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ.
Quỹ thành viên được đầu tư vào các loại tài sản như quỹ đóng ngoài ra còn được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật về DN. Trường hợp điều lệ quỹ có quy định và được đại hội thành viên chấp thuận bằng văn bản, quỹ thành viên được đầu tư vào các loại bất động sản đáp ứng điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Trong hoạt động quản lý quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm các điều kiện như: Không đầu tư vào chính quỹ đó và vào các quỹ đầu tư chứng khoán khác, kể cả công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản; Không được sử dụng vốn, tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho khoản vay của bất cứ bên thứ ba nào; không được bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Trường hợp điều lệ quỹ có quy định, quỹ được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký, vay mua chứng khoán (giao dịch ký quỹ) theo nguyên tắc như: Việc vay tài sản phải phù hợp với quy định của pháp luật; Hạn mức vay do đại hội thành viên quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của quỹ không vượt quá 30% tổng tài sản của quỹ tại mọi thời điểm; Bộ phận tín dụng của ngân hàng lưu ký phải tách biệt hoàn toàn về cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với bộ phận lưu ký tài sản của quỹ; hoạt động tín dụng là độc lập với hoạt động lưu ký và không thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng lưu ký...
Đến các loại tài sản được đầu tư đối với quỹ đóng
Bên cạnh các quy định về thành lập và hoạt động của quỹ thành viên, Thông tư 224 cũng quy định rõ điều kiện thành lập quỹ đóng và các danh mục được phép đầu tư. Theo đó, quỹ đóng được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây tại Việt Nam: Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng; Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng; Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao chứng khoán của Việt Nam; Cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch của công ty đại chúng; trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; Cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn...
Tuy nhiên, cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với các quy định tại điều lệ quỹ và phải bảo đảm: Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, ngoại trừ TPCP. Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các loại chứng khoán và các tài sản (nếu có) được phát hành bởi cùng một tổ chức, ngoại trừ TPCP; Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định; Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào bất động sản và các tài sản tài chính.
Ngoài ra, không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay, trừ trường hợp đầu tư tiền gửi theo quy; không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán), bán khống (cho vay chứng khoán để bán) hay đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó, đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Một trong những quy định của Bộ Tài chính về việc thanh lý, giải thể quỹ đóng là khi giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dưới 10 tỷ đồng liên tục trong 6 tháng.
Thu Hằng
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/089d299443.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。