Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/11/2023: Israel bắt đầu giai đoạn mới của chiến dịch quân sự tại Gaza Chiến sự Israel-Hamas ngày 3/11/2023: Hơn 9.000 người đã thiệt mạng tại Dải Gaza |
Tuy nhiên không chỉ các khu vực lân cận thành phố Gaza bị ném bom đang chờ đợi binh lính Israel. Trong nhiều năm,ạorathànhphốngầmdướilòngGazanhưthếnàbxh indonesia đã hình thành một thành phố ngầm gồm nhiều đường hầm dưới Dải Gaza.
Hệ thống đường hầm ở Dải Gaza đã được xây dựng qua hàng chục năm và đã minh chứng hiệu quả trong công năng mà chúng được thiết kế. Ảnh: Getty. |
Hệ thống mê cung được xây dựng trong nhiều năm
Dải Gaza được bao phủ bởi một mạng lưới đường hầm ngầm rộng khắp, một thành phố thực sự dưới lòng đất. Thành phố đường hầm Gaza có quy mô gấp đôi những thành phố nổi tiếng. Nhiều chuyên gia đã so sánh hệ thống đường hầm dưới Dải Gaza tương tự như địa đạo Củ Chi đã được quân và dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar tuyên bố vào năm 2021 rằng chiều dài của đường hầm là khoảng 500km.
Mê cung Gaza bắt đầu được đào từ rất lâu trong quá khứ, từ những năm 1980 - ở biên giới với Ai Cập. Các đường hầm đầu tiên bắt đầu từ tầng hầm của thành phố Rafah, một phần nằm trong khu vực của người Palestine và một phần trên lãnh thổ Ai Cập. Chúng được những kẻ buôn lậu sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa sang Dải Gaza
Vào nửa cuối những năm 2000, khi IDF rời Dải Gaza, nhưng tiếp tục kiểm soát biên giới với Ai Cập, thì hoạt động buôn lậu qua biên giới lại càng tăng cao. Không chỉ thực phẩm và hàng hóa nhập khẩu, mà cả thuốc và thậm chí cả nhiên liệu cũng được vận chuyển qua các đường hầm từ Ai Cập sang Dải Gaza. Ngay cả ô tô và du thuyền cũng được tháo rời và chuyển xuống lòng đất để đi vào Gaza.
Hãng tin CNN dẫn lời giới chức quân sự Israel đăng tải, các đường hầm tại Gaza chủ yếu được đào bằng tay vì đơn giản là không có máy xúc hay máy khoan ở Gaza.
Rất có thể, hệ thống đường ngầm dài hàng km này được tạo ra bởi những “thợ xây dựng tàu điện ngầm” hay những cư dân bình thường của Gaza, những người đào đất bằng dụng cụ cầm tay để kiếm tiền. Thường thì đây là những đứa trẻ vị thành niên - những đứa trẻ sau sẵn sàng làm những công việc mạo hiểm miễn là có tiền.
Nhà phân tích Tariq Bakoni nói với hãng tin CNN rằng thay vì xây dựng các hầm tránh bom, Hamas đã sử dụng vật liệu xây dựng cho đường hầm chằng chịt dưới lòng đất Dải Gaza.
“Vũ khí phòng thủ” của bên yếu thế
Hệ thống đường hầm về cơ bản là một biện pháp đối phó với ưu thế trên không của đối phương. Các chiến binh Hamas đang sử dụng hệ thống đường hầm để đối phó với ưu thế hoàn toàn của Không quân Israel.
Hệ thống đường hầm ở Dải Gaza chủ yếu được xây dựng bằng tay. Ảnh: Getty. |
“Lý do tạo đường hầm rất rõ ràng - trên mặt đất, bạn có nguy cơ vấp phải một cuộc không kích hoặc pháo binh tàn khốc, nhưng ở đây bạn có thể ngồi ngoài. Trong trường hợp của Dải Gaza, đây cũng là một cách để phá vỡ sự phong tỏa - không chỉ quân chiến đấu mà cả hàng lậu cũng được chuyển qua các đường hầm”, chuyên gia quân sự Evgeny Norin cho biết trong một báo cáo.
Đường hầm của Hamas khác có nhiều điểm khá đặc biệt ở việc nó rất dài và được xây dựng ở một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Khoảng hai triệu người sống trên diện tích 365 km2 của Dải Gaza.
Chuyên gia về khủng bố Colin Clarke nói với iNews rằng binh lính Israel trong chiến dịch quân sự tiến vào Dải Gaza sẽ phải đối mặt với những cạm bẫy chết người và chiến tranh du kích: “Bất cứ khi nào bạn phải đối phó với một mạng lưới đường hầm dưới lòng đất, nó sẽ trở nên cực kỳ phức tạp. Hamas đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ của IDF và biết rõ những đường hầm sẽ nối tới đâu. Một số trong số chúng rất có thể sẽ được khai thác. Việc chuẩn bị chiến đấu ở địa hình như vậy là vô cùng khó khăn và sẽ đòi hỏi thông tin tình báo sâu rộng về mạng lưới đường hầm trông như thế nào, điều mà người Israel hiện không có đầy đủ”.
Giới chức IDF đã đưa ra một số tuyên bố liên quan đến các đường hầm ở Dải Gaza sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10. Theo đánh giá quân đội Israel, các chiến binh Palestine đang ẩn náu trong các đường hầm dưới những ngôi nhà có dân thường và "trên thực tế, biến họ thành lá chắn sống".
Bộ Y tế Dải Gaza ngày 15/10 cho biết các cuộc không kích của Israel vào thành phố đã khiến 2.670 dân thường thiệt mạng.
Đáng chú ý là không xa bệnh viện Baptist bị phá hủy bởi vụ tấn công bằng tên lửa, nơi hơn 500 người thiệt mạng, còn có Bệnh viện Al-Wafa - bên dưới nó, theo Washington Post, Hamas cũng đào đường hầm bên dưới bệnh viện
Bản thân các cơ sở ngầm được chia thành nhiều cấp độ. Hoạt động "hậu cần muỗi" của Hamas diễn ra ở tầng ngầm đầu tiên. Một số đường hầm rộng 6-8m, xe bán tải có thể dễ dàng chạy qua đó. Tầng thứ hai được cho là có các nhà máy quân sự sản xuất tên lửa Qassam và đạn phóng lựu tự chế. Ở tầng ngầm thứ ba có các căn cứ quân sự và phòng hội họp của Hamas.
“Đường hầm khủng bố”!?
Tiến sĩ Ido Hecht, chuyên gia quân sự Israel đã phân biệt 3 loại đường hầm dưới Gaza. Đầu tiên là các lối đi buôn lậu, thứ hai là các đường hầm phòng thủ được sử dụng cho các trung tâm chỉ huy và kho vũ khí, cùng các đường hầm tấn công liên quan để xâm nhập và tấn công vào lãnh thổ Israel. Hamas cũng sử dụng những đường hầm bí mật để bắt cóc binh sĩ IDF. Theo một số nguồn tin, hầm phóng tên lửa của Palestine được đào trong một số đường hầm.
IDF vẫn chưa tìm được phương án hiệu quả đối phó với hệ thống đường hầm quy mô lớn tại Gaza. Ảnh: AP |
Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar đã mô tả tầm quan trọng chiến lược của các đường hầm tấn công đối với các cuộc xâm nhập bí mật vào lãnh thổ Israel, lưu ý: “Bây giờ chúng tôi tấn công họ, thay vì họ tấn công chúng tôi”.
Năm 2001, đường hầm tấn công lần đầu tiên được sử dụng để phủ đầu IDF. Các chiến binh Palestine đã cho nổ một quả bom nặng 200 kg trong một đường hầm dưới lòng đất dưới trạm kiểm soát quân sự của Israel ở hành lang Philadelphia, dải đất ngăn cách Gaza với biên giới với Ai Cập. Cuộc tấn công tương tự đã được thực hiện nhằm làm nổ tung một trạm kiểm soát vào năm 2004 khiến một binh sĩ Israel thiệt mạng và 5 người bị thương. Một vụ đánh bom khác trong đường hầm đã khiến 5 người Israel thiệt mạng và 6 binh sĩ bị thương.
Năm 2006, Hamas đã vượt biên giới Gaza vào Israel bằng đường hầm, giết chết hai binh sĩ IDF và bắt cóc người thứ ba.
Năm 2014, quân nổi dậy Palestine đã tích cực sử dụng đường hầm để tấn công lãnh thổ Israel. Ủy ban Liên hợp quốc cho biết, việc các chiến binh Palestine sử dụng hiệu quả hệ thống đường hầm tấn công đã khiến nhiều người Israel nghi ngờ khả năng của chính phủ trong việc bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công khủng bố bằng hàng rào và các hệ thống an ninh khác.