Xiao, 57 tuổi, đã xin từ chức cuối tuần trước sau khi sáng kiến của ông về cơ chế ngắt mạnh tự động để chặn đà giảm của thị trường được cho là đã thổi phồng làm sóng bán tháo. Cơ chế này đã bị tạm dừng vào ngày 1/7, chỉ 3 ngày sau khi có hiệu lực. Hiện vẫn chưa rõ đơn xin từ chức của Xiao có được chấp thuận hay không. Nhiệm kỳ của ông Xiao kéo dài đến tận cuối năm 2018. Trong một bài phát biểu cuối tuần trước, Xiao - trước đây đã từng giữ chức vụ là Tổng giám đốc của Ngân hàng Bank of China - cho biết: Khủng hoảng thị trường chứng khoán đã làm lộ ra những vấn đề về cơ chế chính sách của Ủy ban Chứng khoán nước này. Biến động thị trường bất bình thường đã cho thấy một thị trường còn non nớt, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và một hệ thống giao dịch thiếu sót cùng một cơ chế giám sát yếu ớt. Hệ thống ngắt mạnh tự động được đưa ra áp dụng sau nhiều biện pháp chưa từng có trong tiền lệ trước đây được Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc đưa ra bao gồm tạm dừng bán khống và cấm các cổ đông lớn bán ra cổ phiếu, trong nỗ lực ổn định lại thị trường sau khi các chỉ số sụt giảm trên 40% ở đợt khủng hoảng mùa hè năm ngoái. Sau khi phục hồi 25% vào cuối năm ngoái, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại lâm vào khủng hoảng trong tháng đầu năm 2016 khi những số liệu kinh tế gây thất vọng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Reuters dẫn lời các nguồn tin cho biết, Xiang Junbo - Chủ tịch Ủy ban Bảo hiểm, Huang Qifan - Thị trưởng Trùng Khánh là những ứng cử viên sáng giá thay thế vị trí của Xiao. Trên mạng xã hội Weibo - mạng phổ biến nhất tại Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư đã viết rằng bất kỳ tiếp quản nào vào vị trí chủ tịch ủy ban chứng khoán cũng sẽ phải đối mặt với vô cùng nhiều khó khăn trong việc chấn chỉnh lại thị trường đang trong tình trạng hỗn độn. Trong đó, một nhà đầu tư cho rằng thị trường chứng khoán sẽ vẫn dè chừng. “Vở kịch hay hoặc tệ phụ thuộc vào đạo diễn đằng sau sân khấu. Và Xiao Gang chỉ là một diễn viên trong vở kịch này”./. Mai Linh (Theo Reuters) |