Đây là đánh giá của ông Trần Hải Hà – Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về việc miễn hoàn toàn và giảm nhiều loại giá dịch vụ chứng khoán vừa được Bộ Tài chính quyết định tại Thông tư 14/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 127/2018/TT-BTC.
* PV:Thưa ông,ễngiảmgiádịchvụchứngkhoánTăngniềmtinhỗtrợnhàđầutưbámthịtrườtrận đấu real valladolid Bộ Tài chính vừa chính thức ban hành Thông tư 14/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 127/2018/TT-BTC, trong đó có việc miễn, giảm giá dịch vụ chứng khoán và điều đặc biệt hơn là Thông tư mới sẽ có hiệu lực tức thì. Là lãnh đạo một công ty chứng khoán (CTCK), ông đánh giá thế nào về hành động của cơ quan quản lý trong bối cảnh thị trường hiện nay?
Việt Nam là một quốc gia trẻ với một nền kinh tế năng động, cộng thêm các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, kinh tế sẽ sớm tăng trưởng trở lại, qua đó là tiền đề cho sự phục hồi của TTCK. Ông Trần Hải Hà |
- Ông Trần Hải Hà:Chúng tôi đánh giá những hành động của các cơ quan quản lý hiện tại là rất kịp thời và đúng đắn trong bối cảnh lĩnh vực chứng khoán cũng đang gặp nhiều khó khăn và thử thách trước dịch bệnh Covid-19. Vấn đề của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng hiện nay chính là giữ được niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) và khách hàng.
Động thái trên của cơ quan quản lý đã thể hiện sự quan tâm và chia sẻ với các NĐT trong giai đoạn khó khăn. Điều này cũng biểu hiện rằng, các cơ quan quản lý luôn đồng hành với các NĐT và sẵn sàng hành động kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho NĐT trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
*PV:Để TTCK có thể tăng ổn định trở lại thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả thế giới lẫn trong nước. Tuy nhiên, việc miễn, giảm nhiều loại giá dịch vụ chứng khoán cũng là một thông tin tích cực. Liệu điều này có thể tạo kỳ vọng thị trường có thể thu hút trở lại dòng tiền hay không, thưa ông?
- Ông Trần Hải Hà:Chúng tôi đánh giá việc miễn, giảm nhiều loại giá dịch vụ chứng khoán là một thông tin tích cực và ngay lập tức giúp cho các NĐT giảm chi phí đầu tư trên thị trường, nhất là các NĐT ưa thích hoạt động giao dịch thường xuyên.
Đặc biệt, các NĐT giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ rất phấn khởi vì họ chính là đối tượng thường xuyên thực hiện nhiều giao dịch trong ngày và các khoản phí giao dịch hợp đồng tương lai, quản lý vị thế chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá vốn đầu tư đối với họ. Do đó, khi phí giảm sẽ kích thích khách hàng tiếp tục theo dõi bám sát xu hướng thị trường, nên giao dịch phái sinh thì cũng là một yếu tố tích cực để khi thị trường hồi phục dòng tiền sẽ có thể ngay lập tức quay trở lại thị trường cơ sở.
Đối với các loại giá dịch vụ chứng khoán khác, việc miễn, giảm sẽ có tác động thức thời và hỗ trợ rất lớn về mặt chi phí với đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và NĐT tham gia thị trường thể hiện sự quan tâm, đồng hành và chia sẻ kịp thời của cơ quan quản lý đến thành viên thị trường và do đó sẽ giúp củng cố niềm tin trên thị trường.
Chúng tôi đánh giá các khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời và do đó thị trường sẽ sớm thu hút dòng tiền trở lại trong tương lai.
Khi chi phí giao dịch giảm sẽ kích thích nhà đầu tư tiếp tục "bám" TTCK. Ảnh: DM. |
* PV:Với MBS, cùng với động thái của cơ quan quản lý, thì công ty sẽ có những giải pháp gì để hỗ trợ NĐT và khách hàng của mình?
- Ông Trần Hải Hà:Đối với MBS, chúng tôi xác định luôn đồng hành cùng các NĐT và khách hàng trong mọi giai đoạn của thị trường. Trong thời điểm thị trường biến động mạnh bởi dịch Covid-19 chúng tôi xác định đẩy mạnh công tác tư vấn đặc biệt là tư vấn online. MBS đã triển khai bản tin tư vấn thị trường online vào đầu tuần.
Ngoài ra, MBS cũng đang xem xét đưa ra các gói tín dụng và phí giao dịch theo từng nhóm khách hàng, đặc biệt là phí giao dịch online để hỗ trợ và chia sẻ với các NĐT và khách hàng trong giai đoạn hiện nay.
*PV:Ông có đề xuất gì để những giải pháp của cơ quan quản lý và các thành viên thị trường sớm đến gần được với doanh nghiệp niêm yết và NĐT?
- Ông Trần Hải Hà:Để TTCK phát triển thì điều kiện tiên quyết là Chính phủ cần kiên định định hướng điều hành kinh tế vĩ mô bao gồm: Giữ vững sự ổn định các cân đối vĩ mô như lạm phát và tỷ giá; thúc đẩy tăng trưởng GDP thông qua các biện pháp cải cách cơ cấu nền kinh tế; tiếp tục tháo gỡ vướng mắc và khuyến khích khu vực doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.
Về TTCK nói riêng, hiện nay thị trường cần bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững, gia tăng tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm mới nhằm xây dựng các lựa chọn đầu tư đa dạng thu hút thêm các NĐT tham gia thị trường. Trên cơ sở đó, chúng tôi kỳ vọng quá trình IPO, thoái vốn các DNNN cần được đẩy mạnh nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường đặc biệt là tháo gỡ vấn đề tỷ lệ sở hữu của các NĐT nước ngoài tại các công ty niêm yết, song song với việc triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường trong thời gian tới nhằm đưa thị trường lên một chuẩn mực cao hơn.
Với cảnh dịch Covid-19 hiện tại, các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đều đưa các giải pháp mạnh nhằm hỗ trợ cho thị trường, do đó, chúng tôi đề xuất Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu cho phép tăng room tín dụng đối với các tổ chức tín dụng cho vay đối với chứng khoán trên 5% vốn điều lệ. Giải pháp này sẽ hỗ trợ nhu cầu vay ký quỹ (margin) của thị trường gia tăng tại vùng đáy sắp tới. Với mặt bằng định giá thấp như hiện nay, thì đây sẽ là cú huých mạnh mẽ hỗ trợ các CTCK và NĐT gia tăng nguồn lực hỗ trợ thị trường nhanh chóng hồi phục.
Cuối cùng, cơ quan quản lý cần gia tăng giám sát thị trường và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thao túng, nội gián, hành vi gian lận, vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin nhằm bảo vệ NĐT qua đó khuyến khích các họ tham gia thị trường.
*PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái