Phát biểu tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 2007-2015 Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 được tổ chức ngày 26-12,ảnxuấtthửnghiệmcôngnghệsinhhọctrongchếbiếntăngtrưởtỷ số hammarby TS. Nguyễn Phú Cường, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, mục tiêu của đề án là nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học (CNSH) tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các CNSH hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong công nghiệp chế biến (CNCB) thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và XK.
Sau 8 năm thực hiện đề án, theo TS. Nguyễn Phú Cường, điểm nổi bật nhất và rất đáng ghi nhận kết quả triển khai đề án trong thời gian qua là số lượng dự án sản xuất thử nghiệm có sự tăng trưởng đáng kể.
Trung bình giai đoạn 2007-2015 là 28%, nhưng các năm 2013 đã đạt 50%, năm 2015 đạt tỷ lệ cao nhất là 60%. Tổng số dự án sản xuất thử nghiệm trong giai đoạn này 24 dự án. Các dự án sau khi kết thúc đã tạo được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Tổng kinh phí chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học đã được Bộ Công Thương phê duyệt cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc đề án là gần 160 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí được cấp thực hiện đến hết tháng 12-2015 là 134,4 tỷ đồng.
Đánh giá về hạn chế của việc thực hiện đề án giai đoạn 2007-2015, TS. Nguyễn Phú Cường cho biết, các DN hoạt dộng trong lĩnh vực CNSH (trừ các DN FDI) chưa có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và đặc biệt là tài chính để tiếp cận CNSH nên chưa mạnh dạn đầu tư mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất hiện có để tiếp cận, tiếp nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu tại DN. Điều này đã hạn chế việc đẩy nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh chưa đạt được hiệu quả mong muốn.