Tăng cải cách,ạtkiểmsoátchiđẩynhanhgiảingânvốnđầutưcôkwo nha cai lấy khách hàng làm trung tâm phục vụLà cơ quan kiểm soát thanh toán vốn ngân sách, từ nhiều năm nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã luôn đổi mới công tác kiểm soát chi ngân sách, nhất là trong kiểm soát, giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Theo đó, KBNN đã linh hoạt áp dụng 2 phương thức kiểm soát thanh toán là “thanh toán trước, kiểm soát sau”, để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chứng từ trong vòng 1 ngày (làm việc) đối với các khoản tạm ứng, thanh toán từng lần và “kiểm soát trước, thanh toán sau”; đẩy mạnh giao nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán trên dịch vụ công trực tuyến của kho bạc; rút ngắn thời gian kiểm soát từ 7 ngày xuống còn 1 - 3 ngày, giảm thời gian rút vốn nước ngoài xuống còn 1 ngày… Lấy khách hàng là trung tâm, đối tượng phục vụ, KBNN đã yêu cầu các đơn vị KBNN trực thuộc tuyệt đối không hách dịch, sách nhiễu trong giải quyết công việc; không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do; không được yêu cầu khách hàng giao dịch bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quá 1 lần; kiên quyết xử lý nghiêm công chức và người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm quy chế, quy trình kiểm soát chi và chậm giải quyết hồ sơ cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư.
Ngoài ra, KBNN đã thực hiện nghiêm các nội dung liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Hồ sơ thủ tục thanh toán các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo quy định, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, nâng cao hiệu quả chi NSNN và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, toàn hệ thống KBNN đã thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư, ban quản lý dự án để kịp thời nắm bắt những vướng mắc, tồn tại, nguyên nhân giải ngân chậm để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ kịp thời có những giải pháp tháo gỡ. Tiếp tục đổi mới công tác kiểm soát chiTổng kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2023 được Quốc hội quyết định là trên 726.684 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch vốn đã được Quốc hội phân bổ chi tiết là trên 713.797 tỷ đồng.
Như vậy, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 được Quốc hội giao và yêu cầu giải ngân là rất lớn (ngoài kế hoạch vốn đã được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn bao gồm trên 137.844 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội), tăng hơn 146.000 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch vốn được Quốc hội giao năm 2022. Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra quyết tâm hành động ngay từ đầu năm. Theo thông tin từ KBNN, trong thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời, triển khai diện rộng và đồng bộ các chương trình ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ như: hệ thống kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN; hệ thống dịch vụ công trực tuyến; xây dựng chương trình kết nối dữ liệu, hợp đồng điện tử với hệ thống đấu thầu quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (eGP); số hóa hồ sơ lưu trữ về công tác kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư công; giảm thiểu các nội dung thực hiện kiểm soát thủ công, áp dụng quy trình rút gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, đúng quy trình pháp luật… Về lâu dài, KBNN cho biết, quy trình, nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư tiếp tục được đổi mới, phù hợp với Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030. Theo đó, KBNN sẽ thực hiện ghi nhận, chia sẻ và liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN thông qua hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số (phân hệ dịch vụ kiểm soát chi và cam kết chi NSNN), đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN./. |