【kết quả của bundesliga】Thống nhất đầu mối triển khai nền tảng cửa khẩu số

 人参与 | 时间:2025-01-11 02:43:35
Thống nhất đầu mối triển khai nền tảng cửa khẩu số
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình khai báo trên nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn. Ảnh: Bùi Hồng

Nhiều thách thức khi triển khai

Hiện nay, nền tảng cửa khẩu số đã được triển khai tại cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh thuộc địa bàn quản lý của UBND tỉnh Lạng Sơn. Lào Cai cũng bắt đầu áp dụng tại cửa khẩu Kim Thành từ 21/8/2023 vừa qua. Một số tỉnh biên giới đất liền khác như Quảng Ninh cũng đang nghiên cứu và học tập mô hình.

Không phủ nhận những hiệu quả mà nền tảng này kỳ vọng mang lại, song, qua thực tiễn khi thực hiện đang có sự chồng chéo giữa các hệ thống, quy trình, thủ tục đã được luật hải quan, luật biên phòng và các quy định của các lực lượng quản lý nhà nước khác tại khu vực cửa khẩu.

Ông Lê Hoàng Thanh - một thương nhân thường xuyên làm thủ tục xuất khẩu hàng nông sản qua địa bàn Lạng Sơn cho biết, doanh nghiệp (DN) vừa phải cử nhân viên trực trên máy tính để chỉnh sửa thông tin khi có sai sót, vừa phải có nhân viên đến trụ sở cơ quan chức năng thông báo sai sót để chỉnh sửa. Đặc biệt, khi có sai sót thì phải thực hiện chỉnh sửa lại từ đầu, trong khi vị trí khu vực cửa khẩu và trụ sở của các lực lượng chức năng xa nhau.

Phía cơ quan hải quan lại càng khó hơn nhiều. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) chia sẻ, hệ thống công nghệ thông tin của ngành Hải quan hoạt động độc lập với nền tảng cửa khẩu số, dẫn đến công chức hải quan phải thực hiện nhiệm vụ với 2 hệ thống trên 2 máy tính khác nhau làm tăng thêm khối lượng công việc. Ngoài ra, khi thiếu xác nhận của 1 cơ quan, hoặc lực lượng chức năng nào đó thì công chức hải quan không thể xác nhận cho phương tiện chở hàng, điều này phần nào gây chậm trễ việc thông quan, thậm chí có thời điểm xuất hiện tình trạng ùn ứ cục bộ.

Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính có văn bản gửi UBND các tỉnh biên giới đất liền về việc quy hoạch cửa khẩu biên giới đất liền gắn với quản lý nhà nước về hải quan và triển khai xây dựng nền tảng cửa khẩu số. Trong đó nhấn mạnh yêu cầu về bố trí, sắp xếp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tại khu vực cửa khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh...

Việc mỗi địa phương xây dựng một nền tảng cửa khẩu số sẽ dẫn đến sự không thống nhất về các quy trình, thủ tục, kiểm tra giám sát hải quan, cũng như các quy trình nghiệp vụ khác. Điều này ảnh hướng đến công tác quản lý nhà nước về hải quan không thống nhất giữa các cửa khẩu, giữa các địa phương khi thực thi pháp luật hải quan và các pháp luật quản lý chuyên ngành khác; đồng thời gây lãng phí đầu tư xây dựng, nguồn nhân lực trong khi không quản lý mang tính đồng bộ, thống nhất, phục vụ công tác thống kê dữ liệu và quản lý cấp trung ương. Do vậy, cần phải giao cho một cơ quan đầu mối triển khai.

Với tinh thần này, Bộ Thông tin và truyền thông đang đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung Chương trình thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số theo hướng giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là đơn vị chủ trì xây dựng nền tảng cửa khẩu số để phù hợp với thực tế quản lý thương mại biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát

Hiện nay, ngành Hải quan đang triển khai xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, quản lý và thông quan tự động đối với hàng hóa, phương tiện, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh từ khâu đầu đến khâu cuối. Hệ thống này sẽ kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu về hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh với các bên có liên quan thông qua cơ chế một cửa quốc gia.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án hải quan thông minh, trong đó “Mô hình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ” là một phần của đề án này. Về bản chất, mô hình mà Tổng cục Hải quan được giao xây dựng có tính đồng nhất với mục đích, định hướng quản lý nhà nước tại cửa khẩu mà mô hình cửa khẩu số của các tỉnh đang hướng tới xây dựng.

Dự kiến mô hình của Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành sử dụng từ năm 2025. Riêng đối với cửa khẩu đường bộ, Tổng cục Hải quan đã đưa vào vận hành hệ thống khai thông tin bản lược khai hàng hóa đường từ 20/4/2023 và đang nâng cấp hệ thống khai báo thông tin trước kết hợp với xây dựng, kết nối với các hệ thống giám sát hàng hóa tự động, hệ thống quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hệ thống quản lý hàng hóa của cư dân biên giới và dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2023. Đây là những hệ thống nền tảng.

Cửa khẩu số hay một ứng dụng công nghệ thông tin?

Do nền tảng cửa khẩu số mới chỉ được thí điểm xây dựng ở hai cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, việc xây dựng hệ thống nền tảng cửa khẩu số chưa phải là hệ thống xử lý đánh giá dữ liệu tự động mà mới chỉ dừng ở mức độ là một ứng dụng công nghệ thông tin tiếp nhận khai báo của doanh nghiệp và tạo lập một cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ cho việc xử lý của mỗi cơ quan theo chức năng nhiệm vụ.

Nhiều lực lượng tham gia, mỗi lực lượng có yêu cầu quản lý khác nhau theo các chức năng nhiệm vụ của ngành. Phần mềm chưa hoàn thiện theo các yêu cầu quản lý của các lực lượng tham gia, mỗi lực lượng đều có yêu cầu chỉnh sửa riêng, từ đó dẫn tới không đồng bộ và không đúng quy trình. Phần mềm chưa tích hợp với các phần mềm khác của các lực lượng để thực hiện tự động hóa đối với một số bước đã có sẵn dữ liệu. Vì vậy phải nhập liệu nhiều lần, nhiều thao tác dễ gây nhầm lẫn và mất rất nhiều công sức của cán bộ công chức khi thực hiện.

Các trang thiết bị kỹ thuật chưa được trang bị đầy đủ đồng bộ như camera nhận diện biển số, Barie điện tử, phân làn, phân luồng phương tiện ra vào cửa khẩu.... do đó, việc vận hành rời rạc, dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian để xử lý.

Cửa khẩu số làm phát sinh thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, doanh nghiệp đang phải khai báo nhiều lần trên các phần mềm khai báo của các lực lượng chức năng quản lý tại cửa khẩu (phần mềm khai báo hải quan, phần mềm khai báo biên phòng, phần mềm khai báo cửa khẩu số đối với cùng một lô hàng). Các thông tin khai báo hiện nay được xây dựng không đảm bảo chặt chẽ, tùy tiện (dễ khai, dễ sửa và khai lặp lại), quy trình xác nhận cứng nhắc, dư thừa… không phù hợp với quy trình thủ tục hải quan và quan điểm cải cách thủ tục hành chính.

顶: 56989踩: 92