【đội hình sc heerenveen gặp ajax】Phục hồi tích cực, xuất khẩu thu về hơn 229 tỷ USD trong 10 tháng

[Thể thao] 时间:2025-01-25 21:07:56 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:99次
Xuất khẩu tăng ở Mỹ,ụchồitíchcựcxuấtkhẩuthuvềhơntỷUSDtrongtháđội hình sc heerenveen gặp ajax Trung Quốc, giảm tại EU, ASEAN
Doanh nghiệp FDI xuất siêu kỷ lục với hơn 30 tỷ USD
Có EVFTA nhưng xuất khẩu sang EU chưa bứt phá
5458-img-0831
Việt Nam đã liên tiếp xuất siêu từ năm 2016 đến nay, năm sau cao hơn năm trước. Ảnh: N.Linh

Theo thông tin mà Bộ Công Thương vừa công bố hôm nay, 30/10, ước tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2020 đạt 51,2 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng 9/2020 nhưng vẫn phục hồi khá tốt so với cùng kỳ năm 2019 với mức tăng 9,98%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng 9/2020 song lại tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, với sự phục hồi khá tích cực từ đầu quý 3/2020 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 10 tháng năm 2020 đã tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 439,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Bộ Công Thương đánh giá, đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á sụt giảm do tác động của dịch bệnh.

Phân tích sâu hơn về xuất khẩu, theo Bộ Công Thương, tính chung 10 tháng năm 2020, khu vực kinh tế trong nước tăng 0,7%, chiếm gần 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 6,5%, chiếm 71,3%.

Trong 10 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,76% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ở góc độ ngành hàng, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là nhóm hàng đóng vai trò đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng trong tháng 10/2020 với kim ngạch đạt 22,53 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường xuất khẩu, 10 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Liên quan tới kết quả xuất khẩu cả năm, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ đã tiến hành rà soát kỹ từng lĩnh vực, ngành hàng để cập nhật lại kịch bản điều hành, xem xét các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cho những tháng cuối năm.

Qua đánh giá cho thấy khả năng có thể đạt được ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thương mại nội địa cả năm 2020 đều tích cực hơn so với đánh giá hồi tháng 7/2020. Căn cứ bối cảnh tình hình hiện nay, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2020 sẽ có thể đạt mức tăng từ 3-4%.

Trong những tháng cuối năm, để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và có các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong khai thác, tiếp cận các thị trường trọng điểm, duy trì và mở rộng, không để giảm thị phần, mất thị trường xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Đồng thời, tập trung rà soát thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp.

“Bên cạnh đó, một trong những giải pháp quan trọng được Bộ Công Thương tập trung là tăng cường triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, sản phẩm phục vụ phòng chống dịch...”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Tháng 10/2020 ước tính xuất siêu 2,2 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 9,3 tỷ USD). Trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục giảm hoặc tăng trưởng chậm lại thì kết quả tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4,7% và duy trì cán cân thương mại thặng dư trong 10 tháng đầu năm của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接