Cụ thể,ậndanhhiệuChìakhóavàthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá busan ipark phần mềm CMC CryptoShield đã đạt danh hiệu Chìa khóa vàng tại hạng mục “Sản phẩm an toàn thông tin (ATTT) triển vọng xuất sắc”. CMC Cyber Security cũng là công ty lọt vào “Top doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra, đánh giá ATTT mạng” và “Top doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố ATTT mạng” tại hạng mục “Top doanh nghiệp Việt Nam”.
Chương trình bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng 2022” được tổ chức nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp ATTT Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu; góp phần hỗ trợ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, hưởng ứng chương trình Chuyển đổi số quốc gia và chiến lược "Make in Viet Nam" của Chính phủ.
Danh hiệu “Chìa khóa vàng” được coi là chứng chỉ chuyên ngành tin cậy, khẳng định và tôn vinh chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ ATTT; doanh nghiệp ATTT Việt Nam xuất sắc.
Chương trình bình chọn năm 2022 của VNISA đã lựa chọn và trao danh hiệu Chìa khóa vàng cho 26 sản phẩm, dịch vụ ATTT tiêu biểu và 12 lượt doanh nghiệp ATTT xuất sắc của 13 doanh nghiệp ATTT trong nước.
Ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch VNISA cho biết: Danh hiệu “Chìa khóa vàng” để vinh danh các doanh nghiệp ATTT Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ ATTT Việt Nam.
Quy trình thẩm định, đánh giá của các Tiểu ban thuộc Hội đồng bình chọn thực hiện qua các bước: thẩm định hồ sơ, nghe báo cáo, giải trình của doanh nghiệp và tới khảo sát, thẩm định trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ATTT tại thực địa triển khai.
“Giải thưởng này là sự ghi nhận cho sự nỗ lực và cố gắng của CMC Cyber Security. Điểm nổi bật của các sản phẩm dịch vụ CMC tại Chìa khóa vàng 2022 đang tạo được chỗ đứng trên thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, năm nay, công tác đánh giá cũng được tổ chức khắt khe hơn khắt khe hơn, gần với các tiêu chuẩn quốc tế hơn sẽ giúp các công ty làm ra các sản phẩm phải chú ý hơn về chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ của chính mình, thu hẹp khoảng cách về chất lượng của sản phẩm Việt Nam so với quốc tế”, ông Hà Thế Phương, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty CMC Cyber Security chia sẻ.
Nối tiếp thành công của những năm trước, Chương trình bình chọn năm 2022 đã được triển khai trên toàn quốc từ tháng 6/2022. “Chìa khóa vàng” 2022 sẽ được trao cho 04 nhóm hạng mục sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT, bao gồm: Sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao xuất sắc, Sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc, Giải pháp CNTT An toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số và Dịch vụ ATTT tiêu biểu.
Bên cạnh đó, năm nay chương trình cũng trao danh hiệu cho 4 nhóm hạng mục bình chọn dành cho các doanh nghiệp ATTT Việt Nam, bao gồm: Top doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra và đánh giá ATTT mạng, Top doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố ATTT mạng, Top doanh nghiệp Việt Nam về mật mã, xác thực và chữ ký số và Top doanh nghiệp chống mã độc và chống tấn công mạng.
Năm 2022 là lần thứ 7 chương trình bình chọn được triển khai và là năm thứ 3 chính thức mang tên "Chìa khóa vàng". Những năm vừa qua, chương trình luôn thu hút được sự hợp tác, hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp ATTT Việt Nam và sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Đặc biệt là sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thng, sự phối hợp của Cục ATTT.
Thúy Ngà