游客发表

【trận burnley】Nông sản trong nước sẽ bị tác động nếu hạn chế nhập hàng qua Lạng Sơn?

发帖时间:2025-01-12 12:14:11

nong san trong nuoc se bi tac dong neu han che nhap hang qua lang son

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Phan Thu.

Báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn cho thấy, trong năm 2015, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở của Lạng Sơn đạt trên 1,5 tỷ USD chiếm gần 37% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn, trong đó xuất khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD (chiếm 67,4% kim ngạch xuất khẩu), nhập khẩu đạt gần 0,4 tỷ USD (chiếm 16% giá trị nhập khẩu). Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu thực hiện tại 2 cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam.

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc các mặt hàng nông sản, thủy hải sản tươi, khô và đông lạnh qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (chủ yếu qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam).

Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam trong năm 2014, 2015 gồm: Các loại linh kiện, phụ tùng dệt may; các loại máy nông cụ cầm tay, một số loại máy móc, thiết bị điện… phục vụ sản xuất trong nước; các loại nông sản hoa quả các loại (cam, quýt, táo, nho), hàng tiêu dùng (chiếu tre, vải may mặc, quần áo, giày dép, bóng đèn).

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn phát triển kéo theo sự phát triển sản xuất, kinh doanh của nhân dân, phát triển ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hoạt động nhập khẩu giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ.

Mặt khác, các mặt hàng nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đều có sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Đặc biệt, trong điều kiện thu nhập người dân trong nước còn thấp thì việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng trên là phù hợp, hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với xuất khẩu các loại hàng hóa nông sản, trái cây của Việt Nam nên chưa phát sinh tiêu cực lớn đến sản xuất trong nước.

Trên thực tế, nhiều mặt hàng nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới ở Lạng Sơn chính là động lực để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của Lạng Sơn chỉ khoảng 0,4 tỷ USD chiếm 16% tổng kim ngạch nhập trên địa bàn sẽ không có tác động nhiều đến cán cân thương mại chung của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản, hoa quả, trái cây của Việt Nam qua 2 cửa khẩu này hàng năm đạt gần 1 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu nông sản và một số hàng hóa tiêu dùng khác từ phía Trung Quốc chỉ đạt 100 triệu USD, chỉ bằng 1/10 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Do vậy, khi tạo điều kiện cho nhập khẩu với cơ cấu giới hạn theo các tỷ trọng cơ bản nêu trên và được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các loại hàng hóa nông sản, trái cây, gia súc có phẩm cấp trung bình của Việt Nam qua các khu vực này.

Đáng chú ý, việc kiềm chế nhập khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng phía Trung Quốc, nếu phía Trung Quốc có động thái tương tự thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng xuất khẩu của Việt Nam bởi 60% các loại nông sản, gia súc của cả nước qua địa bàn Lạng Sơn và sẽ xảy ra ùn tắc lớn tại của khẩu, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Với những lý lẽ trên, trong công văn gửi Bộ Công Thương của tỉnh Lạng Sơn do ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch tỉnh ký có kiến nghị, Bộ Công Thương xem xét, đồng ý cho thương nhân được nhập khẩu các mặt hàng như nông sản, hàng tiêu dùng, linh kiện phụ tùng dệt may… từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Trong quá trình thực hiện UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc nhập khẩu các mặt hàng thực hiện đúng quy định.

    热门排行

    友情链接