Từ hàng ngàn năm nay,Đâucầnngàntỷmớiduyênhận định mc vs Trung thu là Tết của trẻ em. Những chiếc đèn ông sao, ông sư, con thỏ, hay oách hơn nữa là đèn kéo quân, đã là một phần không thể thiếu. Nhưng cả cộng đồng dân cư chung tay góp sức làm đủ loại “đèn” kích thước lớn, được thắp sáng đẹp mắt và tưng bừng rước đi khắp thành phố trong hàng tuần lễ trước ngày trăng tròn thì có lẽ cả nước đến nay mới chỉ có thành Tuyên. Theo các bậc cao niên ở đây, lễ hội Trung thu thành Tuyên manh nha từ năm 2004, khi những tổ dân phố tự phát làm mô hình đèn Trung thu hình thù các con giống cỡ lớn, rồi tổ chức rước mô hình đi trên đường phố khiến người dân lấy làm vui thích. Dần dà, làm đèn trở thành một “phong trào thi đua” tự nguyện và thú vị. Rất nhanh nhạy, UBND thành phố Tuyên Quang (khi đó còn là thị xã) đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, chấm thi và trao giải cho các mô hình đẹp và ý nghĩa. Mỗi năm lễ hội lại có một chủ đề mới, ngày càng rộng lớn hơn, không chỉ bó hẹp trong địa giới hành chính. Năm 2015 gắn với liên hoan nghệ thuật hát then - đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Năm 2016 gắn với chương trình hợp tác du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”. Năm 2017 gắn với Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc và năm 2018 là liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất với sự góp mặt của cồng chiêng Tây Nguyên (Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam), dân ca quan họ (Bắc Ninh), đờn ca tài tử (Bạc Liêu), dân ca ví, giặm (Hà Tĩnh), khèn Mông (Hà Giang), chầu văn (Nam Định), xòe Thái (Sơn La); trò diễn Xuân Phả (Thanh Hóa), hát bài chòi (Quảng Nam)… Những nỗ lực của địa phương trong việc phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giúp cho lễ hội thêm phần phong phú, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Kinh tế du lịch, dịch vụ cũng nhờ vậy mà phát triển. Tiếng lành đồn xa, thành phố bé nhỏ bên sông Lô vốn không có non cao biển sâu, những ngày này trở nên quá tải, mặc dù số lượng cơ sở dịch vụ lưu trú đã tăng lên đáng kể: năm 2010, toàn tỉnh Tuyên Quang mới có 129 cơ sở lưu trú du lịch thì đến nay đã có khoảng trên dưới 1.500 cơ sở lưu trú, trong đó có 130 khách sạn. Trên 13.000 lao động tham gia làm dịch vụ du lịch. Nhiều đặc sản, nông sản, sản phẩm ẩm thực nổi trội của thành Tuyên cũng được biết đến nhiều hơn… Quả là một ví dụ rất thuyết phục về việc cộng đồng dân cư có thể đồng lòng sáng tạo thêm nét duyên cho phố, tạo nên những di sản mới. Đâu cần phải tốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng để xây cất những công trình nguy nga, hoành tráng! |