您现在的位置是:World Cup >>正文

【pháp vs ireland】Chú trọng nâng cao chất lượng dân số

World Cup4297人已围观

简介Mặc dù đã triển khai từ năm 2007 nhưng do nhiều ...

Mặc dù đã triển khai từ năm 2007 nhưng do nhiều nguyên nhân nên không phải người dân trong tỉnh ai cũng biết và chủ động thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh,ọngnacircngcaochấtlượngdacircnsốpháp vs ireland nhất là ở vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Gánh nặng của gia đình và xã hội

Dù đã được giới thiệu đang là học sinh lớp 9, nhưng khi nhìn thấy em L.K.L (xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú), chúng tôi vẫn cảm thấy bất ngờ trước dáng vóc nhỏ bé của em so với tuổi. Em L được cha mẹ phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) lúc hơn 1 tuổi. Và mặc dù đã tuân thủ điều trị, cố gắng chăm sóc con tốt nhất nhưng L vẫn không lớn nổi. L có đầy đủ biểu hiện của trẻ bị bệnh thalassemia, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Căn bệnh hiểm nghèo tan máu bẩm sinh khiến em chậm phát triển toàn bộ cơ thể, bị biến dạng về xương làm trán dô, mũi tẹt, răng hô, lách to. Mẹ L cho biết: Lúc nhỏ cháu bị bệnh uống thuốc hoài không khỏi nên gia đình đưa đi bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện cháu bị tan máu bẩm sinh. Nghe bác sĩ tư vấn, dặn dò mà tôi khóc không ngừng vì thương con quá. Vợ chồng tôi cố gắng làm lụng để có tiền thuốc thang cho cháu. Cháu được đi học như ngày hôm nay, gia đình tốn kém “không biết bao nhiêu mà kể” nên kinh tế ngày càng khó khăn.

Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Trạm Y tế xã Phước Tín (Phước Long)

Không may mắc bệnh tan máu bẩm sinh lại gặp cảnh gia đình quá nghèo khó nên em L.V.T ở xã Minh Đức (Hớn Quản) không được theo dõi, điều trị, chăm sóc chu đáo. Năm nay T 17 tuổi, ở lứa tuổi “bẻ gãy sừng trâu” nhưng em chỉ nằm trên giường, luôn thấy mệt mỏi và chẳng muốn ăn uống. Mẹ T buồn bã cho biết: Vợ chồng tôi đều bệnh tật nên không có việc làm ổn định. Chị cháu T có chồng, con còn nhỏ nên kinh tế khó khăn. Cháu T bệnh nặng nhưng khi nào gia đình có tiền mới đưa đi bệnh viện truyền máu. Hơn năm nay, T chưa đi bệnh viện khám nên không biết bệnh tình thế nào.

Chia sẻ sự kém may mắn với 2 cháu L và T, chính quyền nơi cư trú đều tạo điều kiện để gia đình các cháu hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước; được ưu tiên tặng quà mỗi dịp lễ, tết, đột xuất. Tuy nhiên, điều đó chỉ chia sẻ một phần nhỏ so với những khó khăn mà các cháu và gia đình đang gặp phải. Bác sĩ Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh cho biết: Theo nghiên cứu, ở nước ta có gần 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, chiếm 10-12% số dân. Tuy nhiên, đáng lo ngại là số người chưa biết bản thân mang gen bệnh này chiếm tỷ lệ khá lớn vì chưa được tầm soát và có người chỉ tới khi sinh con, con mang gen bệnh mới biết. Thalassemia là bệnh di truyền. Nếu cha mẹ có một người mang gen, một người không mang gen thì tỷ lệ mắc bệnh là 50%. Và cũng nhiều người dân chưa biết bệnh thalassemia hiện nay có thể phát hiện từ trong bào thai bằng các kỹ thuật sàng lọc trước sinh.

Sẽ xây dựng trung tâm sàng lọc, chẩn đoán

Theo nghiên cứu hiệu quả đầu tư cho chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh là 5,7/1, nghĩa là cứ 1 đồng chi cho chương trình này xã hội sẽ tiết kiệm được 5,7 đồng chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc người tàn tật. Nếu đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua đầu tư, xây dựng hệ thống tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại khu vực Đông Nam bộ giai đoạn 2019-2025” được phê duyệt và thúc đẩy thì không chỉ có lợi về kinh tế mà còn có giá trị nâng cao nhận thức người dân, đào tạo kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ cung cấp dịch vụ, tác động hỗ trợ ngành y tế phát triển. Từ đó giúp gia đình và xã hội tiết kiệm được một khoản ngân sách không nhỏ để giải quyết vấn đề đối với số trẻ thiếu may mắn. 

Đáp ứng nhu cầu của tỉnh, ngày 24-1-2019, Tổng cục DS-KHHGĐ ban hành Công văn số 36/TCDS-CCDS đồng ý cho Bình Phước xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua đầu tư, xây dựng hệ thống tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại khu vực Đông Nam bộ giai đoạn 2019-2025”, thành lập Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện các Nghị quyết số 18, 19, 20, 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã quản lý và điều hành Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe. Hiện Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có 62 người. Trong đó, nhân lực về chuyên môn y tế gồm 6 bác sĩ (2 chuyên khoa I sản, 2 chuyên khoa I nội nhi, 2 đang học chuyên khoa định hướng), 2 dược sĩ đại học, 4 cử nhân nữ hộ sinh, 1 kỹ thuật viên xét nghiệm, 12 nữ hộ sinh, điều dưỡng. Đa số đội ngũ cán bộ y tế đều có thâm niên, kinh nghiệm và đã được tập huấn kỹ thuật chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán sơ sinh từ Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh). Thuận lợi hơn là liên tục từ năm 2007 đến nay, với sự hỗ trợ tích cực của Tổng cục DS-KHHGĐ, chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh của tỉnh đạt kết quả tích cực, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mỗi năm tránh được hàng trăm trẻ khuyết tật nặng ra đời. Việc thành lập Trung tâm Chẩn đoán, sàng lọc sơ sinh và trước sinh Bình Phước còn là giải pháp thiết thực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên mong muốn trẻ sinh ra được khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe cộng đồng.

Tuy đề án đang xem xét và chờ được phê duyệt nhưng việc xây dựng Trung tâm Chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh Bình Phước với sự hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Từ Dũ lấy toàn bộ cơ sở hạ tầng của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước làm nền tảng ban đầu là tin vui đối với nhân dân trong tỉnh. Đây cũng là cơ hội phát huy nguồn nhân lực tại chỗ và là động lực thúc đẩy ngành y tế Bình Phước ngày càng phát triển trong tương lai.

Phương Dung

Tags:

相关文章