SPI chính là chỉ số đo lường cuộc sống thực tế và cụ thể nhất của người dân bao gồm 3 tiêu chí chính: Nhu cầu cơ bản,ốcgiađángsốngnhấtthếgiớkết quả bóng đá sáng hôm nay Nền tảng cuộc sống và Các cơ hội.
SPI được Giáo sư Michael Green và nhóm của ông tại Harvard Business School phát triển và hiện nay đang được áp dụng trên 99% dân số toàn cầu.
Tuy nhiên, theo giáo sư thì một số nước có GDP tương tự nhưng có chỉ số SPI lại rất khác nhau. Ví dụ như Costa Rica và Thái Lan với thứ tự GDP toàn cầu lần lượt là 59 và 57, nhưng chỉ số SPI của Thái Lan ở vị trí 57, tụt khá xa so với vị trí 29 của Costa Rica do những tiêu chí như độ an toàn cá nhân, quyền tự do cá nhân hay quyền tự do biểu đạt.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số SPI trong năm nay.
1- Nauy (Xếp hạng GDP: 2)
Vương quốc Nauy có diện tích 385.178 km2, dân số 5.136.000 người. Thu nhập GDP bình quân 97.000 USD.
Năm nay, Nauy đã vươn lên thành quốc gia có chỉ số phát triển xã hội cao nhất thế giới, trong khi năm ngoái đứng hạng 5. Nauy có chỉ số Nền tảng cuộc sống (Foundation of Well-being) tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác: đứng hạng nhất về khả năng Tiếp cận thông tin và truyền thông (Access to Communications and Information), thứ 2 về Tính bền vững của hệ sinh thái (Ecosystem Sustainability) và thứ 3 đối với khía cạnh Chăm sóc sức khỏe và thể lực (Health and Wellness).
Ngoài ra, đất nước Bắc Âu này cũng xếp thứ nhất về chỉ số Nước sạch và điều kiện vệ sinh (Water and Sanitation), thứ 2 về Tự do và lựa chọn cá nhân (Personal Freedom and Choice), thứ 3 về An toàn cá nhân (Personal Safety). Tuy vậy, Nauy sẽ cần cải thiện thêm về các khía cạnh Tiếp cận giáo dục bậc cao (Access to Advanced Education), Nơi ở (Shelter) và Quyền cá nhân (Personal Rights), khi mà lần lượt thứ tự xếp hạng các lĩnh vực trên chỉ là 16, 14 và 11.
2 - Thụy Điển (Xếp hạng GDP: 7)
Vương quốc Thụy Điển có diện tích 450.300 km2, dân số 9.760.000 người. GDP bình quân đầu người là 58.500 USD.
Đứng thứ 6 trong bản danh sách này năm ngoái, năm nay Thụy Điển đã vươn lên xếp hạng 2, chỉ sau quốc gia láng giềng Nauy. Đất nước ở vùng Scandinavia này nằm trong top dẫn đầu ở các khía cạnh đáng chú ý sau: đồng hạng nhất về Nước sạch và điều kiện vệ sinh, hạng 2 về An toàn cá nhân, hạng 3 về Dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản (Nutrition and Basic Medical Care), xếp thứ 4 khía cạnh Chăm sóc sức khỏe và thể lực, thứ 6 về Tự do và lựa chọn cá nhân, thứ 7 về Lòng vị tha và tham gia cộng đồng (Tolerance and Inclusion).
Chỉ duy nhất có 2 hạng mục mà Thụy Điển không nằm trong top 10 là Nơi ở (thứ 16) và Quyền cá nhân (thứ 11)
3- Thụy Sĩ (Xếp hạng GDP: 4)
Nước Cộng hòa Liên bang Thụy Sĩ có diện tích 41.300 km2, với dân số 8.210.000 người, thu nhập GDP bình quân 87.500 USD.
Năm ngoái, Thụy Sĩ xếp hạng 2 trong bảng danh sách, còn năm nay thì nằm trong top 3. Trải qua 200 năm không biết đến chiến tranh, lại được thiên nhiên ưu đãi với dãy núi Alps hùng vỹ tuyết phủ trắng, những dòng sông băng và hồ nước xanh thơ mộng, không quốc gia nào sánh được với Thụy Sĩ khi xét đến Tính bền vững của hệ sinh thái.
Đất nước nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ này xếp thứ nhì ở 2 trong 3 thành phần chính của chỉ số SPI: Thỏa mãn Nhu cầu cơ bản (Basic Human Needs) và Cung cấp Nền tảng của cuộc sống (Foundation of Well-being). Chi tiết hơn, Thụy Sĩ xếp thứ 3 ở mục An toàn cá nhân, thứ 3 về Tự do và lựa chọn cá nhân, thứ 5 về khả năng cung cấp Nhà ở. Hạng mục “kém cỏi” nhất của đất nước này trong năm nay là khả năng Tiếp cận tri thức cơ bản (Access to Basic Knowledge) khi chỉ đứng thứ 48.
4- Iceland (Xếp hạng GDP: 14)
Đảo quốc Iceland có diện tích 102.770 km2, dân số chỉ 329.000 người, là một trong những nước có mật độ dân cư thưa thớt nhất thế giới. Thu nhập GDP bình quân là 51.000 USD.
Iceland đứng hạng 3 trong bản danh sách năm ngoái, đến năm nay đã tụt 1 hạng. Đất nước băng đảo này xếp hạng nhất trong 3 lĩnh vực: Nước sạch và điều kiện vệ sinh, An toàn cá nhân, Lòng vị tha và tham gia cộng đồng; đứng thứ nhì về 2 chỉ số Dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản, cũng như Chăm sóc sức khỏe và thể lực; xếp thứ 3 về khả năng Tiếp cận thông tin và truyền thông. Đối với Tính bền vững của hệ sinh thái, quốc gia này đứng thứ 13.
Nhìn chung, hầu như ở tất cả các chỉ số Iceland đều nằm trong top 15 của thế giới. Ngoại lệ duy nhất là lĩnh vực Tiếp cận giáo dục bậc cao (đứng thứ 27).
5- New Zealand (Xếp hạng GDP: 21)
Đảo quốc New Zealand có diện tích 268.680 km2, dân số 4.537.000 người. GDP bình quân đầu người là 44.000 USD.
New Zealand chính là quốc gia đứng đầu bản danh sách này hồi năm ngoái, nhưng năm nay đã bị tụt 4 hạng. Đảo quốc ở Tây Nam Thái Bình Dương này xếp hạng nhất ở 2 khía cạnh: Nước sạch và điều kiện vệ sinh, và Quyền cá nhân. New Zealand cũng chỉ đứng ngay sau Canada về khả năng đem lại Cơ hội (Opportunity) cho công dân của mình. Ngoài ra, họ đứng hạng 3 thế giới về khả năng Tiếp cận tri thức cơ bản, xếp thứ 5 về Lòng vị tha và tham gia cộng đồng.
Có 2 lĩnh vực New Zealand cần cố gắng nhiều để cải thiện: Dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản (hạng 28), và Tính bền vững của hệ sinh thái (hạng 34).
6- Canada (Xếp hạng GDP: 15)
Canada là đất nước rộng lớn thứ nhì thế giới với diện tích 9,984,670 km2, dân số 35.675.000 người. Thu nhập GDP bình quân đạt 50.400 USD.
Năm 2014, Canada đứng thứ 7, còn năm nay họ đã vươn lên 1 bậc, đứng thứ 6 thế giới về chỉ số phát triển xã hội. Quốc gia nằm ở cực Bắc của châu Mỹ này xếp hạng nhất về khả năng cung cấp Cơ hội cho người dân, xếp thứ 3 về các khía cạnh Tiếp cận giáo dục bậc cao và Lòng vị tha và tham gia cộng đồng. Có 3 lĩnh vực khác mà Canada cũng được xếp hạng nằm trong Top 10 là: Nơi ở (hạng 7), An toàn cá nhân (hạng 8) và Tự do và lựa chọn cá nhân (hạng 9).
Tuy vậy, đất nước này cần chú ý hơn đến Chỉ số Nền tảng cuộc sống, khi mà có 2 lĩnh vực trong đó Canada bị xếp hạng khá cao: Tiếp cận tri thức cơ bản (thứ 18) và Tiếp cận thông tin và truyền thông (thứ 25).
7- Phần Lan (Xếp hạng GDP: 16)
Nước Cộng hòa Phần Lan có diện tích 338.145 km2, dân số 5.477.000 người. Thu nhập GDP bình quân là 49.500 USD.
Năm nay, Phần Lan xếp thứ 7 trong bản danh sách, tăng 1 bậc so với hồi năm ngoái. Đất nước Bắc Âu này đứng đầu thế giới về chế độ Dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản, cũng như Tự do và lựa chọn cá nhân. Là một trong những quốc gia dân cư thưa thớt nhất châu Âu, Phần Lan xếp thứ 2 về khả năng cung cấp Nhà ở. Nếu chỉ xét 3 chỉ số SPI chính, họ đứng thứ 3 về hạng mục Thỏa mãn Nhu cầu cơ bản, đứng thứ 7 về khả năng đem lại Cơ hội, và xếp hạng 8 khi tính đến chỉ số Nền tảng cuộc sống.
Cũng như tất cả các quốc gia khác, vẫn còn một số khía cạnh mà Phần Lan phải nỗ lực cải thiện: Tính bền vững của hệ sinh thái (thứ 43), Chăm sóc sức khỏe và thể lực (thứ 18), Nước sạch và điều kiện vệ sinh (thứ 18).
8- Đan Mạch (Xếp hạng GDP: 6)
Vương quốc Đan Mạch diện tích 43.000 km2, dân số 5.660.000 người. Thu nhập bình quân là 60.500 USD.
Năm 2015, Đan Mạch xếp hạng 8 về chỉ số phát triển xã hội, tăng 1 bậc so với hồi năm ngoái. Quốc gia ở vùng Scandinavia này đứng đầu thế giới về khả năng cung cấp các Nhu cầu cơ bản cho người dân, bao gồm Nhà ở (hạng nhất), Nước sạch và điều kiện vệ sinh (đồng hạng nhất), An toàn cá nhân (hạng 5). Người Đan Mạch cũng được tận hưởng cuộc sống có chất lượng rất cao, họ đứng hạng 4 về khả năng Tiếp cận thông tin và truyền thông, hạng 4 về Tự do và lựa chọn cá nhân, hạng 6 về Tiếp cận tri thức cơ bản.
Tuy vậy, không phải tất cả các chỉ số của quốc gia Bắc Âu này đều nằm trong top 10. Họ chỉ đứng thứ 26 khía cạnh Chăm sóc sức khỏe và thể lực.
9- Hà Lan (Xếp hạng GDP: 12)
Vương quốc Hà Lan diện tích 41,543 km2, dân số 16.900.000 người. Bình quân GDP là 51.400 USD.
Quốc gia có quá nửa số dân đang sống ở độ cao dưới mực biển này từng đứng thứ 4 về về chỉ số phát triển xã hội năm ngoái, nhưng nay đã bị tụt 5 hạng. Tuy vậy, Hà Lan vẫn là một nơi lý tưởng nếu muốn đến sinh sống: họ đứng hạng nhất về Nước sạch và điều kiện vệ sinh, hạng 3 về khả năng cung cấp Nhà ở.
Các hạng mục khác mà quốc gia này được đánh giá rất cao là: khả năng Tiếp cận thông tin và truyền thông (đứng thứ nhì), Tự do và lựa chọn cá nhân (thứ 5), Tiếp cận tri thức cơ bản (thứ 8).
Chỉ số thấp nhất của Hà Lan là hạng mục Tính bền vững của hệ sinh thái (thứ 25)
10- Australia (Xếp hạng GDP: 5)
Quốc gia Australia có diện tích 7.692.000 km2, dân số 23.825.000 người. Bình quân thu nhập GDP là 61.000 USD.
Australia đồng xếp hạng nhất về chỉ số Nước sạch và điều kiện vệ sinh. Ngoài ra, đất nước này đứng thứ 3 về khả năng tạo ra Cơ hội cho người dân, đứng thứ 5 về khía cạnh Chăm sóc sức khỏe và thể lực, thứ 7 về Dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản.
Ngoài ra, Australia cần cải thiện nhiều nhất ở 2 hạng mục Tiếp cận giáo dục cơ bản (đứng hạng 29) và Tính bền vững của Hệ sinh thái (hạng 64)./.
Ngọc Vũ (theo Business Insider)
顶: 186踩: 1391
【kết quả bóng đá sáng hôm nay】10 quốc gia đáng sống nhất thế giới
人参与 | 时间:2025-01-10 00:12:41
相关文章
- Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- “Chính sách cổ phần hóa DN Nhà nước đang tạo cơ hội cho nhà đầu tư ngoại”
- Quan chức Fed: Nhiều ngành đang chật vật để mở cửa trở lại
- Phiên 12/7, giá dầu thế giới đi xuống
- Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- Infographic: Dự báo tác động của COVID
- Các nước Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh vẫn phụ thuộc vào dầu mỏ trong 10 năm tới
- Nghệ sĩ Hồng Sáp bệnh tật, mưu sinh vì nghèo khổ ở tuổi 85
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nỗi lo được cảnh báo
评论专区