Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của nhiều quốc gia,ơkhủnghoảnglươngthựctoàncầuNỗilođượccảnhbákqbd a league đại dịch Covid-19 còn là nguyên nhân làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp. Mới đây, Liên hợp quốc cảnh báo, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, gây hậu quả dài hạn đối với hàng trăm triệu người.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số giá mặt hàng lương thực (ACPI) trong tháng 6 vừa qua đứng ở mức cao nhất kể từ năm 2013 và tăng 35% so với thời điểm tháng 1/2021. Hai loại ngũ cốc có lượng tiêu thụ lớn là ngô có giá tăng cao hơn 66,7% và lúa mì là 23%. Thực tế này phản ánh một phần nhu cầu tiêu dùng tăng, nhưng bên cạnh đó là những lo ngại về bất ổn thời tiết dẫn đến năng suất mùa vụ giảm, các điều kiện kinh tế vĩ mô kém lạc quan, cùng với đứt gãy chuỗi cung nông sản do đại dịch gây ra. Giá lương thực tăng ảnh hưởng lớn đối với người dân tại các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, do chi cho lương thực chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu hộ gia đình.
Theo dự báo mới nhất của Liên Hợp quốc, tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Nông nghiệp rất rộng, gây ra tình cảnh thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Điều này tạo ra điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần… Nguy cơ mất an ninh lương thực hiển hiện rõ nhất tại các nước có giá bán lẻ cao hơn, nhưng thu nhập lại giảm vì dịch bệnh. Thế giới có thể có thêm 132 triệu người rơi vào tình cảnh thiếu đói bên cạnh 690 triệu người đã thuộc diện này từ trước đó. Đồng thời, sẽ có khoảng 135 triệu người phải chịu ảnh hưởng từ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Bên cạnh đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Trong một phát biểu gần đây, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh tình trạng xung đột và nạn đói đang tác động lẫn nhau. Ông thúc giục các nhà lãnh đạo nhanh chóng tìm biện pháp để chấm dứt vòng luẩn quẩn này.
Hơn thế nữa, tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đang đặt thêm gánh nặng cho ngành Nông nghiệp. Nửa đầu năm 2021, nhiều nơi trên thế giới đã phải trải qua những trạng thái thời tiết khắc nghiệt bất thường. Biến đổi khí hậu đã góp phần tạo ra các cơn bão và hình thái thời tiết cực đoan ở nhiều khu vực trên thế giới, như mưa lớn ở Đông Nam Á, thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ, băng giá ở châu Âu... Từ đó ảnh hưởng lớn đến thời gian gieo trồng và năng suất các sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho biết, hơn 31 triệu người ở khu vực Tây và Trung Phi có thể bị đói trong thời điểm giao mùa, từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Con số này cao hơn năm ngoái trên 30% và ở mức cao nhất trong gần 10 năm qua.
An ninh lương thực luôn là một trong những yếu tố sống còn đối với sự thành bại của việc thực thi các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc. Đây cũng là "chìa khóa" quan trọng quyết định xu hướng tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi nông nghiệp tại một số quốc gia, là tiền đề để những quốc gia này hội nhập hiệu quả hơn vào thị trường khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh nhiều dự báo cho rằng, tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 còn có thể kéo dài sang năm 2022, các nhà lãnh đạo trên thế giới đang khẩn trương kêu gọi một sự hợp tác toàn cầu nhằm thay đổi mạnh mẽ hệ thống lương thực - nông nghiệp. Nếu không có giải pháp kịp thời, các cuộc khủng hoảng lương thực sẽ gia tăng ở mức độ ngày càng nghiêm trọng./.
Theo hanoimoi.com.vn