Tăng tưởng “vượt mặt” các quốc gia trong khu vực TheăngsuấtlaođộngViệtNamđangtụtdốgiải bóng đá nauyo thông tin đưa ra tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam - VDPF 2015 với chủ đề “Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững”, năm 2015 là năm Việt Nam chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với việc tham gia Cộng đồng ASEAN; ký các hiệp định thương mại tự do quan trọng. Đây sẽ là các yếu tố tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới, với những cơ hội và thách thức đan xen. Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, chuẩn bị bước sang một nhiệm kỳ Chính phủ mới và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động và Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, toàn diện hơn với khu vực và quốc tế. Đánh giá về tình hình kinh tế trong những năm qua, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, 5 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. “Việt Nam đã đạt được thành công 5 năm đầu tiên trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2020 và đang chuẩn bị cho các quyết định mang tính chiến lược và chính trị quan trọng. Trong đó đề ra những định hướng ưu tiên cho nửa sau của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2020, với các nhiệm vụ được thực hiện vào đầu năm 2016. Sự chuyển tiếp này có thể bổ trợ cho nhau, mang lại kết quả phát triển tốt đẹp cho Việt Nam trong 5 năm tới”, bà Victoria Kwakwa nói. Năng suất lao động Việt Nam đang tụt giảmHiện nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam gần đạt 6% trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực ở mốc 5,6%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 4,8%, ở mức 2.200 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 20,7% năm 2010 xuống còn 11,3% năm 2014. Thách thức từ dân số già Mặc dù 5 qua, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành quả tích cực và đang ghi nhận, nhưng trong giai đoạn 5 năm sắp tới Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khi nhiều Hiệp định thương mại tự do quan trọng có hiệu lực. Theo bà Victoria Kwakwa, thách thức lớn nhất mà Việt Nam có thể gặp phải trong 5 năm sắp tới là năng suất lao động. “Mấy năm gần đây Việt Nam đã phục hồi tăng trưởng khá tốt sau giai đoạn suy thoái toàn cầu, nhưng xu thế mức tăng năng suất lao động giảm dần là vấn đề đáng quan ngại. Nếu duy trì tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay, chắc chắn nền kinh tế sẽ không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quĩ đạo với các nước Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc)”, Victoria Kwakwa chia sẻ. Theo các số liệu, hiện mức tăng năng suất lao động của Việt Nam chưa đến 4% và đang có xu thế giảm, trong khi mức tăng năng suất lao động tại Trung Quốc là trên 7%, tại Hàn Quốc là trên 5%. Trước tình trạng trên, Giám Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, điều cần làm để đối phó với tình trạng giảm mức tăng năng suất lao động hiện nay, là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh thực chất và bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Vấn đề lớn thứ hai cũng được lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra là, dấu chân môi trường trong tăng trưởng của Việt Nam. Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, trong 5 năm vừa qua mức độ phát thải khí nhà kính của Việt Nam đã tăng nhanh nhất trong khu vực. Thủy điện chiếm 42% tổng công suất, nhưng tiềm năng thủy điện này đã khai thác gần hết. Vì vậy, cần xây dựng một khung ưu đãi đầu tư vào các nguồn năng lượng tái sinh như gió, khí đốt hoặc mặt trời, thực hiện đồng thời với tăng cường tiết kiệm điện. Như vậy sẽ thúc đẩy bền vững năng lượng và giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Việt Nam sẽ có nhiều thách thức trên con đường hội nhậpNgoài ra, mặc dù Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc thoát nghèo, nhưng hiện vẫn còn nhiều người nghèo. Mức giảm nghèo trong nhóm người thiểu số giai đoạn 2012-2014 khá khiêm tốn. Đặc biệt, cải cách hưu trí ngày càng trở nên quan trọng. Mặt khác, hệ thống hưu trí Việt Nam có mức độ tổn thương cao nhất trong khu vực. Trong khi đó, dân số Việt Nam lại đang già hóa nhanh chóng, nhanh hơn bất kì nước nào khác trong khu vực, kể cả Trung Quốc và Hàn Quốc. “Tuy mới thực hiện cải cách gần đây nhưng hệ thống hưu trí của Việt Nam vẫn chưa bền vững về tài chính vì nhiều lí do, trong đó có lí do tuổi về hưu thấp. Cần nhanh chóng tiến hành cải cách thì mới có thể đảm bảo công bằng, bền vững tài chính và tránh tạo ra một tầng lớp người nghèo cao tuổi”, đại diện Ngân hàng thế giới kiến nghị. Năng suất lao động thấp trở thành vấn đề mang tính toàn cầu |