游客发表
发帖时间:2025-01-25 19:27:13
Số lượng doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đang tăng lên ngày càng lớn, với hàng vạn DN, hàng triệu NNT. Cơ quan thuế với biện pháp quản lý hiện nay không thể bao quát hết được. Vì vậy, việc chuyển sang quản lý theo cơ chế quản lý rủi ro là rất cần thiết. Ngành Hải quan cũng đã triển khai cơ chế này từ nhiều năm nay.
Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro
Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế, khuyến khích, tạo thuận lợi để NNT tuân thủ pháp luật.
Trong quản lý thuế NNT phải được đánh giá rủi ro, từ đó áp dụng các biện pháp kiểm tra, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.
Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT được dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên hệ thống thông tin của ngành Thuế tại thời điểm đánh giá.
Cơ quan thuế tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.
Trường hợp NNT vi phạm pháp luật thuế, nhưng trước đó công chức thuế đã thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định của pháp luật (quy định tại thông tư này) và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp thì được miễn trách nhiệm cá nhân.
Dự thảo thông tư có nhiều quy định rất cụ thể về: thu thập thông tin, phối hợp thông tin, xử lý, quản lý thông tin với rất nhiều loại thông tin, từ nhiều nguồn, thậm chí cả việc mua tin, thông tin từ nước ngoài...; việc xây dựng hệ thống thông tin, xử lý tạo bộ tiêu chí quản lý rủi ro; việc chia sẻ thông tin, công bố thông tin, bảo mật…
Áp dụng quản lý rủi ro một số quy trình cụ thể
Kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế:Cơ quan thuế căn cứ hệ thống thông tin quản lý rủi ro (ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ, bộ tiêu chí quản lý rủi ro) trong việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của thông tin đăng ký thuế và việc truyền nhận dữ liệu, tự động cấp mã số thuế/mã số doanh nghiệp (MST/MSDN) với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế của NNT được kiểm tra trên hệ thống thông tin của ngành thuế (đối với hồ sơ nhận trực tiếp tại cơ quan thuế) và trên hệ thống kết nối thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh (với hồ sơ từ cơ quan này chuyển sang)
Đơn vị nghiệp vụ và công chức thuế tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, căn cứ danh sách NNT có rủi ro về đăng ký thuế do hệ thống cảnh báo, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra điều kiện đăng ký thuế:
Xác định tính đầy đủ, hợp lệ của các thông tin (trên tờ khai); Phát hiện các sai sót, nhầm lẫn; Xác định sự phù hợp của các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với đối tượng đăng ký thuế; Đánh giá điều kiện thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế và thông báo cho NNT biết.
Kiểm tra khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:Cơ quan thuế (căn cứ hệ thống dữ liệu như trên) đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, để xác định trường hợp hồ sơ khai thuế cần kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thông tin cần kiểm tra trên hồ sơ khai thuế của NNT.
Cơ quan thuế thực hiện việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, theo quy định Luật Quản lý thuế.
Hệ thống thông tin nghiệp vụ đưa ra các chỉ dẫn kiểm tra trong các trường hợp: Đưa ra nhận xét cảnh báo đối với NNT (theo từng hồ sơ khai thuế) có mức độ rủi ro từ cao đến thấp. Hệ thống thông tin chưa đáp ứng yêu cầu kết nối, xử lý dữ liệu tự động trong một số trường hợp cụ thể.
Đơn vị nghiệp vụ và công chức được phân công kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp sử dụng dữ liệu thông tin của NNT đã được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế, kết quả đánh giá rủi ro và các thông tin cảnh báo của hệ thống thông tin nghiệp vụ để thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế.
Đơn vị, công chức thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đối với NNT. Ngay sau khi kết thúc việc kiểm tra, cán bộ thuế phải thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra vào hệ thống thông tin nghiệp vụ đối với từng trường hợp cụ thể để phục vụ việc quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ tuân thủ pháp luật thuế của NNT.
Giải quyết hồ sơ hoàn thuế:Cơ quan thuế tự động phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và ngược lại; thực hiện việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế.
Đơn vị nghiệp vụ và công chức được phân công xử lý hồ sơ hoàn thuế căn cứ phân loại hồ sơ hoàn thuế của hệ thống thông tin nghiệp vụ, để thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định pháp luật.
Trường hợp, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, phát hiện NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan, công chức thuế có trách nhiệm đề xuất cục trưởng, chi cục trưởng thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của NNT đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau. Việc đề xuất, phê duyệt trên phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ.
Giám sát trọng điểm đối với NNT có dấu hiệu vi phạm:NNT thuộc trường hợp giám sát trọng điểm có một trong các dấu hiệu sau: DN có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ, theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Người đại diện pháp luật của DN bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Các trường hợp NNT có dấu hiệu bất thường khác, do Tổng cục Thuế xác định, trong từng thời kỳ, theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.
Cơ quan thuế ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để cung cấp thông tin về các đối tượng cho đơn vị nghiệp vụ thuế các cấp giám sát thông tin về NNT.
Đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp.
Cục thuế tổng hợp, cập nhật kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với từng trường hợp cụ thể báo cáo về tổng cục. Tổng cục Thuế tổng hợp, phân tích để đưa ra cảnh báo rủi ro trong công tác quản lý thuế, trong toàn ngành Thuế./.
Thanh Bình
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接