您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kèo bd lu】Số lượng các vụ lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Canada đang gia tăng

Nhận Định Bóng Đá19人已围观

简介Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam Canada kết luận cuối cùng về bán phá gi ...

Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam Canada kết luận cuối cùng về bán phá giá đối với khớp nối ống đồng của Việt Nam

Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại,ốlượngcácvụlừađảodoanhnghiệpViệtNamxuấtkhẩusangCanadađanggiatăkèo bd lu Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, hiện hệ thống pháp luật của Canada khá minh bạch, rõ ràng để kiểm tra thông tin; các biện pháp chế tài/xử lý vi phạm của Canada cũng tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, với thực tế là Canada cho phép nhập cư khá ồ ạt trong những năm gần đây, từ nhiều quốc gia khác nhau, cấu trúc xã hội Canada có những biến động theo hướng đáng quan ngại, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Số lượng các vụ lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Canada đang gia tăng

Nhiều vụ việc lừa đảo liên quan đến một số cá nhân, chủ doanh nghiệp có gốc từ những nhóm sắc tộc đặc thù. Phức tạp hơn, theo bà Trần Thu Quỳnh là hiện nay, một số cá nhân tự tiếp cận hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao, có danh tiếng của Canada, download đăng ký kinh doanh và dùng vỏ bọc của các doanh nghiệp; dùng tên của các chủ doanh nghiệp này để đi lừa đảo các doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức lừa đảo này chủ yếu là gọi điện trực tiếp, email (đuôi email miễn phí như gmail, hotmail…), Whatsapp, viber để gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh, thậm chí gửi cả chứng nhận ngân hàng (tài khoản, số dư); chứng nhận nộp thuế… để xác nhận uy tín; sau đó trao đổi đặt hàng, gửi hợp đồng (thường yêu cầu giá CIF), đóng dấu đầy đủ.

Đến giai đoạn doanh nghiệp Việt Nam đề nghị chuyển tiền đặt cọc, các đối tượng sẽ yêu cầu một số loại chứng nhận (thường là không tồn tại); và thậm chí gửi bản mẫu các chứng nhận này cho doanh nghiệp Việt Nam; khẳng định đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện của Chính phủ Canada, chính phủ tỉnh bang trước khi chuyển tiền. Sau đó, các đối tượng sẽ giới thiệu một luật sư/một broker để “hỗ trợ, thay mặt” các doanh nghiệp Việt Nam làm các chứng nhận này tại các cơ quan công quyền Canada. Các “luật sư-broker” này có thể chủ động liên lạc, nêu mức phí hoặc các đối tượng lừa đảo tự nêu mức phí và nói đây là mức phí đặc biệt do doanh nghiệp mình đã thoả thuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước.

Các luật sư-broker (cũng dùng email miễn phí) sẽ cho số tài khoản để chuyển phí, thường khoảng $1000CAD/chứng nhận (giá làm nhanh trong 3 ngày). Khi các doanh nghiệp Việt Nam nghi ngờ và đề nghị trừ thẳng khoản phí này vào giá trị giao dịch của hợp đồng, thậm chí để tăng độ tin cậy, có đối tượng còn chấp nhận ký hợp đồng giá FOB, xử lý tranh chấp tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam, thanh toán trước 50% và thanh toán nốt khi có giấy tờ chứng nhận hàng đã xếp lên tàu; chấp nhận gửi thư ưng thuận của ngân hàng (BCL) hoặc thư tín dụng dự phòng (SBLC). Có vụ việc, đối tượng ở Canada sau khi làm giả BCL, SBLC, còn cung cấp số điện thoại của ngân hàng để doanh nghiệp Việt Nam kiểm tra.

Bà Trần Thu Quỳnh cho biết, ngoài quá trình tự xác minh và phối hợp với các doanh nghiệp để cảnh báo và ngăn chặn, Thương vụ Việt Nam đã liên lạc với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam (bộ phận thương mại) và Bộ An ninh nội địa để đề nghị hỗ trợ kiểm chứng thông tin và phối hợp cảnh báo các ngân hàng, các doanh nghiệp có uy tín của Canada về hành vi mạo danh; làm con dấu giả để lừa đảo này.

Vì vậy, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, khi các doanh nghiệp Canada nhập khẩu đề nghị bên xuất khẩu tự đứng ra làm các chứng chỉ của Canada và coi đây là yêu cầu bắt buộc của giao dịch thì hầu hết đều là lừa đảo vì các doanh nghiệp nhập khẩu thường sẽ đứng ra thực hiện các thủ tục của sở tại. Các chứng chỉ như Canadian Anti-Terrorist Clearance Certificate, Canadian Food Inspection Agency, Canada Border Services Agency… đều không có thật.

Bên cạnh các vụ việc lừa đảo khá tinh vi như trên để lừa các doanh nghiệp Việt Nam bỏ một khoản tiền nhỏ nhằm có hợp đồng lớn, bà Trần Thu Quỳnh nhấn mạnh, ở địa bàn còn có một số vụ việc tranh chấp thanh toán liên quan đến chất lượng. Theo đó, một số doanh nghiệp Canada nhập hàng theo cơ chế thanh toán LC trả chậm. Sau khi hàng được giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng theo hợp đồng, bên nhập hàng dỡ hàng, tự thuê kiểm định không theo thoả thuận thuê bên thứ ba kiểm định và không chấp nhận kiểm tra ngẫu nhiên mẫu qua video call; cố ý không thanh toán phần chậm trả.

Có vụ việc khác, không biết bằng cách gì, doanh nghiệp nhập khẩu đã lấy được chứng từ và lấy hàng, trong khi ngân hàng thu hộ không phản hồi các điện SWIFT. Nói cách khác, ngân hàng thu hộ không thực hiện đúng trách nhiệm của ngân hàng thu hộ và để cho người "mua" nhận hàng mà không thanh toán, cho thấy lỗ hổng của hình thức thanh toán DP”- bà Quỳnh cho hay.

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, số liệu theo dõi tại địa bàn từ nguồn của Cơ quan thống kê Canada cho thấy kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada ngày càng chậm lại trong tháng 5 (3,2%) so với mức 24,8% trong tháng 2; 16,6% so với tháng 3; 4,3% trong tháng 4. Sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn cũng phù hợp với xu hướng giảm nhập khẩu của Canada.

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Canada trong 5 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn tất cả các quốc gia xuất khẩu chủ yếu trong ASEAN như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan… (cả 3 nước này đều ghi nhận giá trị xuất khẩu giảm). Trong các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất của Canada, chiếm 42% tổng kim ngạch Canada nhập khẩu từ khu vực.

Tags:

相关文章