【ket qua genoa】Cửa vay vốn vẫn hẹp với doanh nghiệp nhỏ và vừa

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:21:36

tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ông Doãn Anh Tuấn,ửavayvốnvẫnhẹpvớidoanhnghiệpnhỏvàvừket qua genoa Giám đốc phát triển kinh doanh SME, Ngân hàng VPBank trình bày tại diễn đàn.

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp (Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính) phối hợp với Viện Tin học doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tăng cường khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh”.

Tín dụng đã mở

Phát biểu tại diễn đàn, đại diện của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua đã có nhiều chính sách tín dụng đặc thù tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) nói chung cũng như các DNNVV nói riêng được ban hành.

Từ những chính sách này, tính đến hết tháng 9/2015, tổng số tiền được hỗ trợ theo Chương trình kết nối ngân hàng – DN đã đạt trên 570.000 tỷ đồng, với hơn 38.000 khách hàng DN và hơn 122.000 đối tượng khác (hợp tác xã, tiểu thương, hộ gia đình...) được hỗ trợ vay vốn.

Lãi suất cho vay của chương trình phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 9-11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn, giảm khoảng 1% so với năm trước và giảm đáng kể so với thời gian trước khi triển khai chương trình. Cùng với đó, các ngân hàng đã gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, … với dư nợ trên 70.000 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có nhiều chính sách tín dụng đặc thù được triển khai như cho vay nông nghiệp, nông thôn; giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay chăn nuôi, thủy sản; tạm trữ lúa gạo; ưu đãi với các huyện nghèo; cho vay hỗ trợ nhà ở... với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường 1 đến 1,5%/năm, thậm chí có chương trình còn được Nhà nước hỗ trợ đến 50% lãi suất tiền vay.

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, dư nợ vay của các DNNVV đã không ngừng tăng trưởng qua các năm và luôn duy trì ở mức khoảng 25% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. Tính đến 31/8/2015, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với DNNVV là 977.088 tỷ đồng, tăng 4,11% so với thời điểm 31/12/2014.

Bên cạnh đó, tính đến 30/9/2015, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai thực hiện được 3 dự án tài trợ DNNVV của JICA với số tiền vay là trên 5.000 tỷ đồng, doanh số giải ngân lũy kế đạt 12.715 tỷ đồng với 5.427 lượt DNNVV được vay vốn.

Chính sách tiền tệ cũng được điều chỉnh linh hoạt, mặt bằng lãi suất đã giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh của DN. Hiện tại, lãi suất cho vay thông thường chỉ bằng khoảng 40% nửa cuối năm 2011, thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005 – 2006.

Cửa vay của DN vẫn khó khăn

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, hiện các DNNVV vẫn đang gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện 90% vốn của DNNVV là dựa vào vốn vay, nhưng lượng vốn ngân hàng mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vay của DN. Hơn nữa các khoản vốn DN được ngân hàng cho vay hầu hết là vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn gần như không có.

DN cần vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong khi ngân hàng cũng cần cho vay để tăng thanh khoản nhưng theo ông Kiêm, hai bên vẫn mãi cứ mãi đuổi bắt, rất khó gặp nhau. Nguyên nhân chính khiến DNNVV luôn gặp trở ngại trong tiếp cận vốn do không còn đủ tài sản thế chấp, báo cáo tài chính cũng không đủ tin cậy, không có kiểm toán độc lập. Trong khi khối DN này lại rất dễ tổn thương khi thị trường có biến động. Điều này lý giải vì sao các ngân hàng thương mại dè dặt với nhóm khách hàng này, dù thực tế DNNVV chiếm tỉ lệ rất lớn, là xương sống của nền kinh tế.

“Các ngân hàng cũng muốn giúp DN khi thấy vai trò tiềm năng của họ nhưng cũng không thể bỏ qua nguyên tắc quản lý rủi ro. Bởi nếu không quản lý rủi ro thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu, thậm chí phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật”, ông Kiêm phân tích.

Cũng tại diễn đàn, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính DN cho biết, hiện Chính phủ đang tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, với những giải pháp thật sự “đến” được với DN. Một trong những giải pháp được ông Tiến đưa ra là Nhà nước có thể huy động các nguồn vốn giá rẻ, lựa chọn các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ yêu cầu giúp chia nhỏ các gói hỗ trợ tạo điều kiện giúp DNNVV tiếp cận được nguồn vốn rẻ cho nhu cầu trung và dài hạn.

Tuy nhiên, đó là mục tiêu cho tương lai bởi dự án luật mới đang ở bước thành lập ban soạn thảo. Trong ngắn hạn để đồng vốn ngân hàng đến được với DN nhiều hơn, theo ông Doãn Anh Tuấn, Giám đốc phát triển kinh doanh SME, Ngân hàng VPBank, cần sự nỗ lực từ cả hai phía. DN phải chứng minh được hoạt động kinh doanh, cơ chế quản trị cũng cần thật sự minh bạch phản ánh đúng bản chất hoạt động của mình. Bản thân ngân hàng cũng phải có những nỗ lực tiếp cận, đánh giá đúng hoạt động phương án kinh doanh của DN.

“Ngân hàng có thể thay đổi danh mục tài sản đảm bảo dưới hình thức cho thuê tài chính, tài trợ khoản vay thu, thậm chí cho vay không có tài sản đảm bảo. Dù vậy, số lượng DN đáp ứng được các tiêu chuẩn trên để vay vốn không nhiều, nên cần tự nâng mình lên bằng hoạt động minh bạch hơn, đồng thời lựa chọn đúng ngân hàng và xác định rõ lượng vốn, chi phí vốn cần vay, hoặc trở thành đối tác cung ứng của các DN lớn”, ông Tuấn lưu ý./.

Hoàng Lâm

顶: 34551踩: 13