TheƯutiênchichoansinhxãhộivàconngườbxh aff cupo thống kê của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2014, ngành Dự trữ nhà nước đã xuất cấp trên 60,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt, hỗ trợ gạo cho học sinh ở khu vực khó khăn; xuất vắc- xin, hóa chất, hạt giống các loại với giá trị khoảng 34 tỷ đồng để phòng chống dịch bệnh trong nông nghiệp, khắc phục hậu quả thiên tai; xuất các trang thiết bị y tế với giá trị gần 14 tỷ đồng để phòng chống dịch bệnh cho người...
Hơn 21.000 tỷ đồng xóa đói giảm nghèo
Chỉ tính trong 10 năm (2003-2013) NSNN đã dành 723.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Trong đó, đã thực hiện chính sách cải cách tiền lương; thực hiện chính sách công chức nhà nước đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, nhờ đó tăng mức thu nhập thực tế của những người hưởng lương, phụ cấp và trợ cấp từ ngân sách.
Nhà nước cũng ưu tiên thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa,.... NSNN bảo đảm chi quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chi quản lý hành chính ở mức hợp lý; tăng dự phòng, dự trữ chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.
Tổng chi NSNN giai đoạn 2011-2013 đạt mức bình quân 27,2% GDP. Sự mở rộng về quy mô chi NSNN đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chi NSNN nói chung, trong đó có ưu tiên chi cho con người. Cơ cấu chi cũng đã thay đổi theo hướng tăng chi cho con người và đã dành được một nguồn lực đáng kể để đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội quan trọng. Qua đó góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cơ cấu chi NSNN đã bảo đảm ưu tiên chi cho đầu tư phát triển với tốc độ tăng bình quân trên 13,5%/năm, chiếm trên 20% tổng mức chi đầu tư toàn xã hội, đạt khoảng gần 8% GDP; chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề tăng từ mức 15,8% tổng chi ngân sách năm 2001 lên đến 20% năm 2008, chi lĩnh vực khoa học công nghệ đạt 2%, chi lĩnh vực văn hoá đạt trên 1,5% và chi sự nghiệp môi trường đạt trên 1% tổng chi NSNN. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 16,8% năm 2001 lên khoảng 49% năm 2013.
Công tác xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh bằng nhiều hình thức và biện pháp, nhất là ở các vùng nghèo, xã nghèo. Giai đoạn 1999-2000, Nhà nước đã đầu tư thông qua các chương trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu xóa đói, giảm nghèo khoảng trên 21.000 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 đã giảm 2,12% so với năm 2011, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước xuống mức 9,64%. Số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% so với năm 2011. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm mạnh tới 7,02%, trong khi chỉ tiêu của Quốc hội là chỉ giảm 4%.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, NSNN đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời theo tiến độ các khoản kinh phí bảo đảm an sinh xã hội đã bố trí trong dự toán năm 2014 cho các đối tượng thụ hưởng chính sách; trong đó ngân sách Trung ương chi hỗ trợ hơn 7.360 tỷ đồng (ngoài phần kinh phí đã giao trong dự toán ngân sách địa phương năm 2014). Nguồn lực này nhằm hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách như: Hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, mua thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, thực hiện cải cách tiền lương...
Ưu tiên các đối tượng chính sách
Theo Bộ Tài chính, chi NSNN cho an sinh xã hội tăng dần qua các năm. Quỹ Bảo hiểm xã hội được thành lập với 2,8 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội năm 1996. Đến năm 2012, số người tham gia đã tăng lên hơn 10 triệu người. Cuối năm 1995, số thu quỹ chưa đầy 500 tỷ đồng, đến năm 2012 ước tính gần 98.000 tỷ đồng, giúp có nguồn thu đảm bảo chi trả cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và đã có tích lũy.
Mặc dù đầu tư phát triển cho con người, đầu tư cho một số lĩnh vực y tế, giáo dục- đào tạo đã được quan tâm hơn so với trước, song theo Bộ Tài chính, vẫn chưa tạo được sự chuyển biến tương xứng về chất lượng cung cấp dịch vụ, chất lượng nhân lực vẫn tụt hậu so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.
Định hướng trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng sẽ tiếp tục phải hoàn thiện thể chế về phân phối. Trong đó, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển.
Cùng với đó, Bộ Tài chính định hướng, thời gian tới chính sách phân phối và phân phối lại phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người lao động và DN, nhằm tạo động lực cho người lao động, DN, cũng như bảo đảm lợi ích quốc gia.
Đồng thời, chú trọng công tác phân phối lại qua phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm đời sống, ít nhất là ở mức trung bình của xã hội cho các đối tượng chính sách. Song song với đó, sẽ đổi mới cơ chế phân bổ chi ngân sách cho phát triển xã hội, củng cố và mở rộng hiệu quả hệ thống an sinh xã hội.
Tính đến 31-5-2014, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 125.522 tỷ đồng, tăng 3,1% so với 31-12-2013. Trong đó, dư nợ nguồn vốn các Chương trình tín dụng ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất đạt 113.423 tỷ đồng, hoàn thành 55,7% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Hiện nay có trên 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, với dư nợ bình quân trên 17 triệu đồng/khách hàng; đã có trên 23,4 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. |