【keonhacai.】Trường quy định học sinh không gọi nhau là 'ông xã, bà xã'
时间:2025-01-11 04:55:55 出处:Cúp C2阅读(143)
Theườngquyđịnhhọcsinhkhônggọinhaulàôngxãbàxãkeonhacai.o đó, trường học này đưa ra những quy tắc ứng xử yêu cầu học sinh tuân thủ, thực hiện nghiêm đối với thầy cô, nhân viên nhà trường và khách đến trường;
Cụ thể, khi chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường; khách đến thăm, làm việc với nhà trường phải đảm bảo kính trọng, lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép. Học sinh biết gật đầu khi chào, hỏi. Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
Nhà trường cũng yêu cầu học sinh khi hỏi và trả lời đảm bảo tôn ti trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có dạ thưa lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm.
Ngôn ngữ hỏi, trả lời phải phải có chủ ngữ, thể hiện sự lễ phép: “em chào cô”, “em chào thầy”, “thưa thầy”, “thưa cô”, “thưa bác" (đúng theo vai vế và phù hợp với lứa tuổi)…
Khi làm phiền thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, học sinh đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, biết xin lỗi đúng lúc khi làm sai. Nhà trường cũng hướng dẫn học sinh nên nói: “Em thưa thầy, thưa cô cho em làm phiền một chút…”; “Thưa bác, thưa chú cho cháu làm phiền một chút"… với thái độ cần nhờ tới sự giúp đỡ của thầy, cô…
Theo quy định của trường, khi mắc lỗi, học sinh lựa chọn thời điểm phù hợp để xin lỗi: tránh lúc đông người hay đang giờ làm việc, giờ lên lớp. Lời xin lỗi phải thể hiện sự chân thành, thực sự biết lỗi và muốn sửa lỗi: “Em xin lỗi thầy, cô! Em biết mình đã sai…”.
Học sinh cũng cần biết ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với thầy cô, đảm bảo sự chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, không khách sáo cầu kỳ.
Nhà trường cũng quy định rõ quy tắc ứng xử của học sinh đối với bạn bè, cách xưng hô thân mật, cởi mở, trong sáng, không cầu kì, kiểu cách. Không gọi nhau bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà, cha, mẹ… Không gọi nhau bằng những từ chỉ quan hệ vợ chồng như “ông xã”, “bà xã”,...
Ngoài ra, học sinh không gọi tên nhau gắn với tên cha mẹ, ông, bà hay những khiếm khuyết về ngoại hình hoặc đặc điểm về tính nết của người khác. Không gọi nhau bằng những từ ngữ phim ảnh, giang hồ (đại ca, sư tỉ,…).
Khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè phải đảm bảo chân thành tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc người có hoàn cảnh khó khăn.
Khi chúc mừng bạn cần vui vẻ, thân tình, không cầu kì, không gây khó xử. Khi đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè cần chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, huơ chân, múa tay, nói tục, chửi bậy, chửi thề, khạc nhổ… Biết lắng nghe tích cực và phản đối mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.
Trong quan hệ với bạn khác giới cần đảm bảo tôn trọng, nhã nhặn, trong sáng, không săn đón, điệu bộ quá trớn, không có những hành động hay lời nói xúc phạm, khiếm nhã, trêu chọc, khiêu khích…
Ứng xử trong học tập đảm bảo nghiêm túc, trung thực không vi phạm qui chế kiểm tra, thi cử.
Bộ quy tắc của trường cũng quy định trong thời gian vào và ngồi tại lớp học, học sinh đảm bảo nghiêm túc, tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè cùng lớp:
- Thực hiện tốt nội quy lớp học đã được tập thể lớp xây dựng.
- Khi thầy, cô bước vào lớp, cả lớp đứng dậy nghiêm trang chào thầy, cô.
- Không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, ngửa, phát ngôn tùy tiện, nói leo, nhoài người, gục đầu, nghịch bút, bắn giấy, viết vẽ lên bàn, tường.
Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học làm mất vệ sinh và ảnh hưởng tới người khác.
Ứng xử khi trao đổi, thảo luận nội dung bài giảng đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt chê bai, mỉa mai ý kiến khác với ý kiến bản thân.
Ứng xử trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo:
- Không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi, không tắt đèn, quạt điện, đóng cửa để ra chơi, ra về.
- Cả lớp phải đứng dậy chào thầy, cô khi hết giờ.
- Đảm bảo trật tự, không xô đẩy, leo trèo lên bàn ghế , giữ vệ sinh chung.
Hiệu trưởng Trường THCS Trực Thuận cũng yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến tất cả học sinh thực hiện nghiêm túc quy tắc này. Cùng đó, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cần biết và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường nhắc nhở học sinh thực hiện.
Hiệu trưởng bị kỷ luật cảnh cáo vì để học sinh đánh nhau
Ông Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu ở Vĩnh Long bị kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra bạo lực học đường, trong đó nhiều vụ học sinh đánh nhau, xúc phạm thầy, cô giáo.上一篇: Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
下一篇: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
猜你喜欢
- Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- Biotechmart 2014 hướng tới phát triển công nghệ sinh học tại Việt Nam
- dịch vụ gần như hoàn hảo, Aeon Long Biên vẫn có 3 điểm trừ lớn
- Kết nối khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa EU và ASEAN
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Tên lửa Dongfeng
- Công nghệ: 'Chìa khoá' đưa sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng
- Vì sao Nga chọn bom thông minh KAB trong đợt không kích IS?
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc