Dệt may đối mặt với khó khăn "kép": Thiếu đơn hàng,ểnđổixanhđóncơhộbang xep hang nauy đơn giá giảm sâu Sản xuất xanh để đón đầu xu hướng tiêu dùng mới LONGFORM: Chuyển đổi xanh- hướng đi tất yếu, động lực cho xuất khẩu Chuyển đổi sản xuất xanh để bắt kịp xu hướng tiêu dùng thế giới Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp FDI tại Bình Dương. Ảnh: Minh Duy Giá trị bền vững
Theo đánh giá của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thực hiện các thay đổi đối với cách thức kinh doanh hiện tại thường gây tốn kém trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, chuyển đổi xanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, cắt giảm chi phí vận hành, giảm sự lãng phí về nguồn nước, tiết kiệm các nguyên vật liệu đầu vào, tối ưu chuỗi cung ứng, nhận diện được các lĩnh vực tiềm năng để thiết kế các dòng sản phẩm sinh thái... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tránh được các loại thuế phí liên quan đến carbon và chất thải trong tương lai. Từ đó, tối ưu hoạt động và lợi nhuận.
Ví dụ về những giá trị doanh nghiệp đạt được khi chuyển đổi xanh, Ban IV cho biết, Lộc Trời là một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với doanh thu năm 2021 đạt 10.244 tỷ đồng, bao gồm 16 công ty con với các hoạt động đa dạng và ký kết hợp tác lâu dài với 40 nghìn hộ nông dân. Bằng cách phát triển mô hình giao dịch “không giấy tờ” với nông dân và các hoạt động quản trị thông qua chuyển đổi số toàn diện, Lộc Trời đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong quá trình xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo phát thải thấp.
Bên cạnh đó, theo Ban IV, động lực để doanh nghiệp chuyển đổi xanh còn đến từ những giá trị về quản trị những rủi ro liên quan tới các biến động về cung, cầu, giá cả, xu hướng chuyển dịch chính sách và thuế carbon. Sự chuẩn bị từ bây giờ sẽ giúp doanh nghiệp sẵn sàng khi các yêu cầu pháp lý trở thành bắt buộc. Đồng thời nâng cao nhận diện thương hiệu, hình ảnh trước khách hàng, các nhà đầu tư, các tổ chức phát triển và Chính phủ về nỗ lực của doanh nghiệp gắn với phát triển bền vững.
Theo TS. Lê Anh Tú, Giám đốc Khối tư vấn doanh nghiệp PwC Việt Nam, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các bên liên quan đã nâng cao yêu cầu của họ đối với doanh nghiệp. Nhu cầu đối với các sản phẩm thân thiện môi trường ngày càng tăng. Chẳng hạn, năm 2018, Adidas thông báo bán 5 triệu đôi giày “Parley for the Oceans” (có sử dụng nhựa được thu gom từ các vùng biển để sản xuất). Theo Forbes, việc đó sẽ đem lại doanh thu hơn 1 tỷ USD (khi giá mỗi đôi là khoảng 220 USD). Đáng chú ý, mức độ phổ biến của các tìm kiếm trên mạng internet về hàng hóa bền vững đã tăng 71% trong giai đoạn 2017-2021.
Ông Lê Anh Tú cũng nhấn mạnh, Chính phủ đang tích cực trên hành trình xanh hóa nền kinh tế với những quy định như: Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, thị trường carbon được hoạt động thí điểm vào năm 2025 và hoạt động chính thức vào năm 2028. Đồng thời Chính phủ các khu vực khác cũng ngày càng yêu cầu khắt khe về ảnh hưởng môi trường trong thương mại. Chẳng hạn, quy định không phá rừng của EU (EUDR) bao gồm các mặt hàng nhập khẩu đa dạng: ca cao, cà phê, dầu cọ và cao su, cộng với các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như socola, lốp xe và giày dép.
Ông Vũ Chí Công, Quỹ đầu tư VinaCapital cho rằng: “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP-26. Bên cạnh đó, EU và Hoa Kỳ đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó hàng nhập khẩu vào thị trường này sẽ chịu tác động của Cơ chế CBAM nếu không có sự chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh...
Theo ông Vũ Chí Công, việc đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng xanh, bền vững là con đường tất yếu của các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh mới. Chẳng hạn với ngành dệt may, áo sản xuất tại Việt Nam phải đảm bảo có tỷ lệ nhất định nguyên liệu có thể tái chế và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng lên để đáp ứng yêu cầu từ các nhà nhập khẩu từ EU; hay đối với ngành nhựa, doanh nghiệp sản xuất chai nhựa không tái chế sẽ phải đóng mức thuế môi trường.
Theo ông Vũ Chí Công, chuyển đổi xanh sẽ có những áp lực đối với doanh nghiệp như chi phí đầu tư ban đầu cao, công nghệ cao, cần chuyên gia giúp doanh nghiệp định hướng phát triển... Tuy nhiên việc chuyển đổi mang lại nhiều lợi ích như: giảm chi phí do giảm chất thải, tăng hiệu quả hoạt động, giảm rủi ro phạt hành chính; thu hút nhà đầu tư và các ngân hàng hơn nhờ đó chi phí vay thấp hơn, dễ tiếp cận nguồn vốn đầu tư hơn; đồng thời thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên tốt hơn; đặc biệt, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
“Chìa khóa” là quản trị doanh nghiệp
Theo ông Lê Anh Tú, trước những yêu cầu mới được đặt ra, quản trị doanh nghiệp sẽ là chìa khóa quyết định sự gia tăng giá trị. Doanh nghiệp nên có một lộ trình phát triển bền vững liền mạch, từ chiến lược cho đến công bố thông tin. Quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp cần khởi đầu với 3 nhiệm vụ chính: đánh giá cơ sở về năng lực xanh hiện tại của doanh nghiệp; phân tích tính trọng yếu; xác định các mục tiêu cho quá trình chuyển đổi xanh. Sau khi đánh giá cơ sở, phân tích tính trọng yếu và xác định các mục tiêu cho quá trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp cần tiếp tục xác định các chủ đề cho quá trình chuyển đổi, các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu, và các chỉ số đo lường tiến độ thực hiện những mục tiêu đó.
“Để thực hiện chuyển đổi xanh theo cách tiếp cận toàn diện, doanh nghiệp cần tích hợp yếu tố xanh và sự chuyển đổi vào mọi mặt của hoạt động – cấu trúc, con người, quy trình và công nghệ. Doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở xây dựng chiến lược và triển khai sáng kiến, mà cần phải xây dựng thương hiệu, truyền đạt mục tiêu, chủ đề và thành tựu đạt được trong quá trình chuyển đổi xanh tới công chúng. Ngay cả khi doanh nghiệp đang đi những bước đầu trên con đường này, mọi cam kết và thành tựu đều được công nhận và đánh giá cao”, ông Lê Anh Tú nhấn mạnh.
Theo Ban IV, tương tự như đối với quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn về công nghệ và những người đi trước sẽ đạt được nhiều lợi thế so với những người áp dụng chuyển đổi sau về: nguồn nhân lực, tiếp cận nguồn vốn mới, giữ chân nhà đầu tư, thiết lập quan hệ đối tác, thu hút khách hàng, tối ưu chi phí, có kiến thức chuyên môn. “Các nhà đầu tư ‘đại bàng’ của thế giới đang ngày càng xem xét kỹ lưỡng các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trước khi quyết định đầu tư vào đâu. Các doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ, rõ ràng với “Net-zero” sẽ được hưởng lợi từ khả năng tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn lớn hơn và với chi phí thấp hơn”, Ban IV nhận định.
Ban IV cho rằng, tính minh bạch và công khai sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh và củng cố hình ảnh của các doanh nghiệp với tư cách là đối tác đáng tin cậy. Chuyển đổi xanh sẽ trở thành một phần bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn nhận vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia khác. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế muốn thiết lập quan hệ đối tác với các đối tác địa phương có cùng tầm nhìn về các giá trị bền vững lâu dài, có mức độ công bố thông tin trung thực cùng với tính minh bạch cao hơn.
顶: 8517踩: 622Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Chuyển đổi xanh, phát triển bền vững sẽ là xu hướng chủ đạo
Việt Nam cam kết hành động mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Đây là mục tiêu đầy tham vọng. TPHCM là trung tâm lớn của cả nước, cam kết tiên phong trong thực hiện mục tiêu này và sẽ là một bên quan trọng cùng với các bên để hành động thực hiện mục tiêu này.
TPHCM xác định chuyển đổi xanh, phát triển bền vững sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Trên thực tế, TPHCM đã ban hành các ý tưởng, kế hoạch về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, phát triển đô thị bền vững và các chuyên ngành liên quan khác. Do vậy, TPHCM đang trong quá trình cập nhật về chiến lược, quy hoạch và đặc biệt là xây dựng thể chế, chính sách chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn, để hướng tới phát triển bền vững rõ nét hơn.
TPHCM đang rà soát chiến lược quy hoạch, đặc biệt ban hành các hệ thống chính sách TPHCM hướng tới chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Các chính sách phải tập trung hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, công nghệ, mô hình sản xuất, tiêu dùng và ở đó doanh nghiệp là trung tâm, được tiếp cận chính sách này và doanh nghiệp là người đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi.
Ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: Việt Nam chịu áp lực lớn trong lộ trình “Net Zero”
Việt Nam được đánh giá là có nỗ lực rất đáng kể khi sử dụng phần lớn GDP để chuyển đổi từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo trong thời gian qua. Trên thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia đưa ra cam kết về “Net Zero” vào năm 2050 tại diễn đàn COP-26 (Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu).
Song áp lực của các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam trong lộ trình “Net Zero” là rất lớn khi nhìn từ khía cạnh vĩ mô. Vấn đề đầu tiên là phải huy động được nguồn tài chính đáng kể từ ban đầu thì mới có thể triển khai quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Chẳng hạn như Việt Nam cần tới 60 tỷ USD mỗi năm, và với thực tế hiện tại, để đầu tư vào năng lượng tái tạo cần vay vốn từ nước ngoài, và nếu vay sẽ phải đối mặt với câu chuyện tỷ giá, nợ công.
Với Việt Nam, dù là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu, nhưng hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu lại thâm dụng nhập khẩu, dẫn đến thặng dư thương mại thu hẹp trong nhiều năm, thêm nữa tỷ trọng kiều hối trên GDP giảm, gây áp lực lên cán cân vãng lai. Một yếu tố khác ảnh hưởng lớn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp phụ thuộc lớn vào công nghệ. Tuy nhiên, câu chuyện căng thẳng địa chính trị sẽ cản trở việc chuyển giao công nghệ, vốn cần thiết để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi toàn cầu với chi phí thấp hơn.
Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Cuộc đua hướng tới phát triển xanh vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội cho doanh nghiệp
Hiện doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung mới chỉ đạt được 5% các tiêu chuẩn xanh theo đúng nghĩa. Vừa qua, trong bối cảnh khó khăn, nếu doanh nghiệp chuyển đổi xanh tốt thì đơn đặt hàng có thể không giảm mạnh như vậy, nhất là đối với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ. Có thể nói, cuộc đua hướng tới phát triển xanh vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sớm cam kết sẽ hưởng lợi lợi thế người tiên phong, định vị thương hiệu trước xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ mới và thị trường mới. Sự chủ động tham gia của doanh nghiệp kỳ vọng, sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh. Vì vậy, Chính phủ và các địa phương cần có những chính sách mang tính đổi mới và sáng tạo, để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, gia tăng ý thức cộng đồng với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư chuyển đổi thực sự rất thách thức của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có cơ chế đưa dòng tiền vào quá trình này. Chi phí chuyển đổi rất cao, đòi hỏi từ đào tạo kỹ năng mới, công nghệ mới, chất quản trị mới. Chưa kể, thực hiện chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực sẽ có những rủi ro, cho nên làm sao cân bằng được giữa tiềm năng, lợi ích, rủi ro phát sinh với chi phí chuyển đổi.
Bà Lâm Tố Trinh, Phó Tổng giám đốc sáng tạo đổi mới và phát triển kinh doanh, Công ty NS BlueScope Việt Nam: Chi phí thực hiện chuyển đổi xanh khá lớn
Chi phí thực hiện chuyển đổi xanh khá lớn. Đây là sự lựa chọn không dễ cho doanh nghiệp. Theo đó, cần chia nhỏ từng giai đoạn nếu doanh nghiệp chưa có kinh phí để thực hiện. Việc phải làm đầu tiên là nhắm đến quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm thải khí carbon ngay từ đầu tư. Cùng với đó, doanh nghiệp bám sát những định hướng của Chính phủ Việt Nam về cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP-26).
Theo yêu cầu NS BlueScope Việt Nam khai báo phát thải carbon trên các sản phẩm 2 năm 1 lần. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ ra những quyết định và giới hạn thương mại. Tuy nhiên, khi áp dụng rộng rãi cần có những quy định về giới hạn, thương mại cho từng doanh nghiệp, ngành nghề một cách hợp lý. Đơn cử ngành thép phát thải carbon rất nhiều, nếu quy định không phù hợp cho riêng ngành thép sẽ là thách thức, khó khăn. Và khi triển khai cần có sự thống nhất giữa các bộ, ban ngành với quy trình đơn giản, không nên để doanh nghiệp phải làm nhiều bước, nhiều lần, thiếu hướng dẫn dẫn đến loay hoay trong cách làm và không đạt các yêu cầu.
Linh-Dịu (ghi)
【bang xep hang nauy】Chuyển đổi xanh đón cơ hội
人参与 | 时间:2025-01-12 21:45:52
相关文章
- Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- Gợi ý tặng quà ngày Valentine 14/2 thêm độc đáo, ý nghĩa
- 5 bộ phim đặc sắc 'khó lòng' bỏ qua trong mùa Giáng sinh
- Vụ gần 9 tỷ gửi ngân hàng không cánh mà bay: Ngân hàng nói gì
- Thắng Thái Lan 3
- Từ 2018, lao động nước ngoài tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc
- Bộ Công Thương họp khẩn tìm giải pháp cấp bách khi lợn hơi rớt giá
- Người tiêu dùng tỉnh táo chọn mỹ phẩm 'chuẩn' là tự bảo vệ chính mình
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Xe máy bán chạy nhất năm 2017 có nên mua
评论专区