【al hilal – al feiha】Không gian Trúc Lâm trong Bảo tàng Dân tộc học VN nhận giải kiến trúc quốc tế
Không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa nhận 2 giải thưởng kiến trúc quốc tế: Giải thưởng Danh dự (Honorable Mention)của International Architecture Awards 2024 (IAA) và Giải thưởng Kiến trúc xanh (Green Good Design). Chia sẻ vớiPVVietNamNet, ông Bùi Ngọc Quang - Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - cho biết không gian Trúc Lâm là dự án hợp tác công tư giữa bảo tàng và Công ty TNHH MTV Thủ công Trúc Lâm, do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào và Vũ Xuân Sơn thiết kế. Ông Quang khẳng định, suốt 30 năm qua, bảo tàng vẫn là điểm đến thu hút khách du lịch tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Vì thế, công tác đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, nâng cấp và đổi mới các khu trưng bày với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng luôn được bảo tàng chú trọng. Ông xác định hệ thống dịch vụ (quầy lưu niệm, nhà sách, ăn uống, nhà hàng…) là thành tố, điều kiện không thể thiếu, góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu khách tham quan. Từ năm 2020, bảo tàng được phê duyệtĐề án quản lý, khai thác tài sản công, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ, phục vụ nhu cầu khách tham quan. "Công ty Trúc Lâm đã thành công trong việc sưu tầm, trưng bày, giới thiệu... hàng thủ công, mỹ nghệ do nhiều nghệ nhân từ các tộc người trên cả nước hợp tác sản xuất. Điều này phù hợp với việc giới thiệu văn hóa tộc người của bảo tàng", ông Quang khẳng định. Vì thế, không gian Trúc Lâm được xây dựng dựa trên ý tưởng về quán nước nhỏ ôm lấy gốc đa di sản, tái hiện hình ảnh truyền thống làng quê Việt Nam: cây đa - giếng nước - sân đình. Không gian này phục vụ du khách nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời trưng bày, giảng dạy và thực hành nghề thủ công Việt Nam. Không gian Trúc Lâm nằm nép mình dưới cây đa cổ thụ, với một tường đất lớn xây dựng theo kỹ thuật trình tường của người Hà Nhì. Vật liệu chính là đất, gỗ và tre, nhưng được các kiến trúc sư biến hóa phù hợp với không gian đương đại. "Trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng có nhà trình tường của người Hà Nhì. Đó là gợi ý để chúng tôi kế thừa tạo thành bức tường mới, thêm một số phụ gia để có hiệu ứng mịn màng hơn, không bị mưa gió tróc lở như tường truyền thống. Hiệu quả rất tốt, khách đến tham quan cũng thích chụp ảnh ở đây", ông Quang nói. Bà Vũ Liên - Phó Giám đốc Công ty Trúc Lâm - cho biết rất muốn quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. "Khi đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trải nghiệm không gian văn hóa tộc người và kiến trúc nhà dân tộc, chúng tôi mong muốn khách tham quan tiếp nối hành trình đó. Từ đó, chúng tôi lên ý tưởng thiết kế không gian có sự kết hợp giữa truyền thống và mang hơi thở đương đại", bà Liên cho biết. Trong không gian Trúc Lâm, có một số tác phẩm nghệ thuật như tượng voi bằng gỗ, tượng đầu Phật, tượng gỗ gợi nhắc tới tượng nhà mồ Tây Nguyên... Theo kiến trúc sư Vũ Xuân Sơn, những tác phẩm này rất độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc của người dân tộc thiểu số nói riêng và dấu ấn đặc trưng Việt Nam nói chung. Việc sử dụng chúng để trang trí nội thất góp phần quảng bá văn hóa nước nhà, đồng thời giới thiệu các ngành nghề qua sản phẩm độc bản sưu tầm được của Trúc Lâm như: đồ cổ, tác phẩm chạm khắc tinh xảo từ gỗ trầm hương, bức tượng đá thạch ngọc tự nhiên điêu khắc thủ công hay tranh thêu Thái - Nghệ An thổ cẩm có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Chia sẻ với PV VietNamNet, PGS. TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - mừng "rơi nước mắt" khi Bảo tàng có không gian Trúc Lâm, điều ông đã mong mỏi từ lâu. "Không gian Trúc Lâm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thể hiện tầm nhìn về kiến trúc, cũng như kết nối các không gian khác nhau trong một bảo tàng. Đây là điều ít bảo tàng Việt Nam làm được. Tôi thăm bảo tàng các nước nhiều, không gian trưng bày và trải nghiệm của họ rất tuyệt vời. Tôi luôn ao ước Việt Nam cũng làm được như vậy. Sau nhiều năm, niềm mong mỏi đó thành hiện thực, là điều đáng mừng", ông Huy chia sẻ.
- 最近发表
-
- Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- Nỗ lực vì sự bình yên của nhân dân
- Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp
- Người giữ rừng tận tụy
- Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- Đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn trường học
- Năng động giúp phụ nữ làm kinh tế
- “Tiếp lửa” đam mê muay Thái
- Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo: Hỗ trợ khắc phục hạn hán, xâm mặn
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- Doanh nghiệp chung tay vì cộng đồng
- Trồng rừng thâm canh tăng hiệu quả kinh tế
- 180 phần quà tặng trẻ mồ côi, người già neo đơn, hộ khó khăn
- Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- Nông dân Trần Văn Phước: Luôn tìm tòi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất
- Phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô: Phòng là chính
- Ngơ ngác mùa hoa tết
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Đồng Xoài: Sôi nổi ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2023
- Điện lực Phú Riềng hướng ứng Giờ Trái đất
- Điện lực Hớn Quản tri ân khách hàng, tặng xe đạp cho học sinh nghèo
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- HÐND huyện U Minh: Một nhiệm kỳ đầy trách nhiệm
- Cân kiểm chứng nét đẹp văn minh thương mại
- Cá bổi thiếu nước
- Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- Nghị định 67... chưa “vươn khơi”
- 500 phần quà tết tặng hộ dân khó khăn ở Lộc Ninh
- Lòng, lề đường thành nơi chứa củi
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu
- Nhượng quyền
- Bão Saola cơ bản không gây thời tiết xấu trên đất liền dịp lễ 2
- Khi người Khmer làm kinh tế
- Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu lúa
- Bình Phước có 3 trường hợp uốn ván sơ sinh
- Mưa lũ, ngập lụt, hạn hán hoành hành tại nhiều khu vực trên thế giới
- Từ công nhân trở thành ông chủ
- Về ấp “xoá trắng hộ nghèo”
- Thông tin cuối về bão số 3: Vùng áp thấp suy yếu và tan dần