当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【soi cau chinh xac nhat hom nay】Trồng rừng thâm canh tăng hiệu quả kinh tế

Báo Cà MauCông ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang đẩy mạnh trồng rừng thâm canh.

Những năm trước đây, do chỉ trồng rừng quảng canh truyền thống, chu kỳ khai thác kéo dài nhiều năm, năng suất gỗ thấp, cuộc sống người dân dưới tán rừng gặp nhiều khó khăn. Vài năm gần đây, cùng với sự quan tâm của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, phương pháp trồng rừng thâm canh, cùng các giải pháp sinh kế dưới tán rừng, người dân trong lâm phần từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang quản lý 25.272 ha đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích có rừng 15.838 ha, bao gồm rừng thâm canh 7.480 ha (keo lai 2.700 ha, tràm bản địa 4.707 ha, tràm Úc 73 ha) và rừng tràm quảng canh 8.358 ha.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang đẩy mạnh trồng rừng thâm canh.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu thông tin: Trồng rừng thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn chu kỳ khai thác. Trồng tràm quảng canh truyền thống sau 9 năm khai thác, trữ lượng bình quân 70 m3/ha, giá bán lâm sản từ 40-45 triệu đồng/ha; còn trồng thâm canh sau 7 năm khai thác, trữ lượng bình quân trên 170 m3/ha, doanh thu từ 85-100 triệu đồng/ha. Còn trồng keo lai kê liếp sau 5 năm trữ lượng bình quân trên 280 m3, cá biệt có nơi cây keo lai được chăm sóc tốt, đạt trữ lượng trên 320 m3/ha, thu nhập trên 180 triệu đồng/ha.

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, khoảng 15 triệu đồng/ha đối với trồng tràm thâm canh và khoảng từ 35-38 triệu đồng/ha đối với trồng cây keo lai. Nhưng bù lại cây phát triển nhanh hơn, rút ngắn được chu kỳ khai thác xuống còn 5-6 năm. Công tác phòng, chống cháy rừng vào mùa khô thuận lợi hơn do kê liếp thực bì ít hơn. Ðặc biệt, thu nhập của trồng rừng thâm canh cao gấp đôi so với trồng rừng quảng canh truyền thống, ông Hiếu khẳng định.

Ông Phạm Văn Ðấu, người nhận khoán đất rừng ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trồng rừng thâm canh do phải đào mương, kê liếp nên chi phí ban đầu cao nhưng thời gian khai thác rút ngắn, sản lượng gỗ tăng hơn gấp đôi so với trồng theo kiểu quảng canh truyền thống. Hiện người dân chỉ giữ một phần diện tích trồng tràm truyền thống theo quy định, còn lại chuyển sang trồng cây keo lai, giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần.

Theo tính toán của bà con trong lâm phần, bình quân mỗi héc-ta tràm trồng thâm canh, người dân sau khi trừ tất cả các khoản chi phí sẽ thu về 50 triệu đồng. Chính hiệu quả mang về cao nên nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư, lên liếp trồng rừng theo hình thức thâm canh. Ðến nay, toàn lâm phần có khoảng 9.000 ha, bao gồm cả tràm và keo lai.Trồng rừng thâm canh đang mở ra triển vọng mới cho vùng đất U Minh. Tuy nhiên, với con số khoảng 9.000 ha hiện nay là còn khá thấp so với phần diện tích trên 32.000 ha rừng sản xuất.

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh khai thác gần 5.000 ha rừng, đến thời điểm này khai thác được 2.630 ha, trong đó có 2.281 ha rừng tràm, diện tích còn lại rừng đước, doanh thu khai thác rừng đạt trên 132,2 tỷ đồng.

Ðể từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, tại cuộc họp sơ kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng chỉ đạo, các địa phương, các đơn vị quản lý rừng tràm khai thác rừng đến đâu, tập trung mọi nguồn lực đầu tư kê liếp đẩy mạnh trồng rừng thâm canh để rút ngắn chu kỳ khai thác, tăng hiệu quả kinh tế rừng, vừa giữ được môi trường sinh thái. Khi kinh tế rừng thật sự mang lại hiệu quả, cuộc sống người dân dưới tán rừng mới sung túc./.

Bài và ảnh: Trúc Ly

分享到: