KBNN đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chuyển từ phương thức truyền thống sang phương thức điện tử. Ảnh: TL Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, để thực hiện thành công Chiến lược Phát triển KBNN đến năm 2030, trong hơn 1 năm qua, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, KBNN đã ban hành các quy trình nghiệp vụ để hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho cán bộ kho bạc trong tác nghiệp và cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện giao dịch.
Theo đó, KBNN đã xây dựng và triển khai quy trình liên thông chứng từ chi thường xuyên giữa các chương trình ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), hệ thống Tabmis và hệ thống thanh toán điện tử; tập trung đẩy mạnh triển khai đề án thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, viễn thông theo văn bản ủy quyền của đơn vị dụng ngân sách (SDNS); kết nối với hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp để nhận hồ sơ, chứng từ từ đơn vị SDNS đối với chứng từ chi thường xuyên.
Phê duyệt chương trình hành động thực hiện Chiến lược
Thực hiện Quyết định số 455/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, KBNN đã trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2222/QĐ-BTC phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện chiến lược.
Chương trình hành động gồm 6 nhóm nhiệm vụ, được cụ thể hóa bằng 50 nhiệm vụ, đề án chi tiết.
Với mục tiêu đến năm 2025 đưa KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số và đến năm 2030 hoàn thành xây dựng kho bạc số, KBNN đã xây dựng lộ trình và có các bước đi phù hợp để chuyển đổi từ hệ thống TABMIS và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện tại sang hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS)…
Điều này giúp cho việc liên thông các quy trình quản lý NSNN từ khâu lập ngân sách, phân bổ dự toán, thực hiện ngân sách (thu, chi), báo cáo và quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, KBNN đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra (TTKT), tăng cường thực hiện các hoạt động TTKT dựa trên ứng dụng CNTT, chuyển dần từ phương thức TTKT truyền thống (trực tiếp) sang thực hiện theo phương thức điện tử, rút ngắn tối đa thời gian TTKT trực tiếp tại đơn vị. Bên cạnh đó, KBNN cũng đã hoàn thành việc xây dựng các quy chế, quy trình phục vụ cho triển khai thí điểm kiểm toán nội bộ KBNN ngay từ năm 2022.
Đặc biệt, ông Quang cho biết, để đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược, KBNN xây dựng được đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, kỹ năng, có năng lực sáng tạo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới; phát triển đội ngũ lãnh đạo KBNN các cấp, đội ngũ công chức nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách tại trung ương có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của hệ thống KBNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0…
Vượt qua khó khăn để hoàn thành các mục tiêu
Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng theo ông Quang, trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, KBNN cũng gặp một số khó khăn nhất định. Đơn cử như việc phải triển khai một khối lượng công việc rất lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiệp vụ, một số quy trình nghiệp vụ phụ thuộc vào việc sử đổi, bổ sung các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán nhà nước…
Hơn nữa, các cơ chế, chính sách còn có những điểm đặc thù, trong khi việc ban hành, sửa đổi một số cơ chế liên quan đến hoạt động của KBNN cần phải có thời gian để nghiên cứu, hoàn thiện, xin ý kiến các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của KBNN rộng, liên quan đến các bộ, ngành, địa phương, trong khi mức độ ứng dụng CNTT tại các đơn vị này còn chưa đồng bộ, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách.
Ông Quang cho biết, để khắc phục những khó khăn này, KBNN đã nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình để chủ động có những giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp trong từng giai đoạn; đồng thời quan tâm, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác tham mưu, xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách, các đề án cải cách, hiện đại hóa.
Đặc biệt, KBNN đã xây dựng “Kiến trức tổng thể CNTT hướng tới kho bạc số”. Đây là bản quy hoạch kiến trúc tổng thể có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện đại hóa KBNN nhằm tăng cường hoạt động hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KBNN theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ các đơn vị tổ chức, người dân và doanh nghiệp…
Để đạt mục tiêu năm 2025 vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số, đến năm 2030 trở thành kho bạc số, trong năm 2024 và các năm tiếp theo, KBNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ của KBNN theo đúng lộ trình chiến lược đề ra. Đồng thời, KBNN tiếp tục xây dựng, hoàn thiện theo thẩm quyền các quy trình, nghiệp vụ của hệ thống, lấy CNTT là khâu đột phá, cải cách cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ là nền tảng.
Ngoài ra, KBNN tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành, trọng tâm là xây dựng và vận hành Hệ thống VDBAS để liên thông dữ liệu tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan và có thể mở rộng, tăng cường cung cấp dịch vụ trên nền tảng số của KBNN.
KBNN cũng sẽ tiếp tục chú trọng công tác tuyển dụng, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo KBNN các cấp, đội ngũ công chức làm công tác nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách có chất lượng cao; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động KBNN có phẩn chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, kỹ năng, có năng lực sáng tạo, đổi mới; đáp ứng các yêu cầu của quá trình chuyển đổi số.
顶: 7踩: 23Tuyên truyền, phát động tìm hiểu chiến lược
Để góp phần thực hiện thành công chiến lược, trong năm 2023, KBNN đã phát động Cuộc thi tìm hiểu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 dành cho công chức, viên chức, người lao động và đặc biệt là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong toàn hệ thống.
Ý nghĩa cuộc thi nhằm phát huy sức sáng tạo, khơi dậy tình yêu ngành, yêu nghề và nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, người lao động và đoàn viên thanh niên đối với sự phát triển chung của hệ thống từ đó góp phần hiểu đúng, nói đúng và làm đúng theo các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược…
Qua thống kê, tổng hợp, có đến 4.422 người tham gia dự thi (chiếm gần 40% tổng số công chức, viên chức, người lao động toàn hệ thống). Trong đó phải kể đến KBNN Hà Nội có 749/830 người dự thi, chiếm tỷ lệ hơn 90%; KBNN Hà Nam có 93/124 người dự thi chiếm tỷ lệ 75%; KBNN Thanh Hóa có 316/436 người dự thi, chiếm tỷ lệ gần 73%; KBNN Quảng Nam có 105/269 người dự thi chiếm gần 40%; Đoàn Thanh niên KBNN có 144/435 người dự thi, chiếm tỷ lệ hơn 33%...
Những con số này đã nói lên sự quan tâm chỉ đạo, động viên của lãnh đạo, cấp ủy đơn vị KBNN các cấp, sự tâm huyết, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động với hệ thống, với sự phát triển của KBNN trong tương lai, mong muốn chung tay gánh vác xây dựng hệ thống KBNN luôn vững bước phát triển…
【keo viet nam vs philippines】Chiến lược phát triển kho bạc khởi đầu khả quan
人参与 | 时间:2025-01-25 11:49:45
相关文章
- Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- Tàu ngầm USS John Warner tàng hình hiện đại nhất của vũ khí Mỹ
- Quản trị doanh nghiệp hiệu quả thông qua định giá tài sản trí tuệ
- 100 xe phản đối điều chuyển luồng tuyến: Tin tức mới nhất
- Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- Quyền lực của ông Trần Phương Bình tại Đông Á Bank
- Năng suất chất lượng: Cách tiếp cận của ISO 9001:2015
- Tên lửa phòng không Buk
- Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- Bí thư Đinh La Thăng: TP.HCM luôn đồng hành, chia sẻ và phục vụ
评论专区