Thông tin từ Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho hay,đàotạonhiềuchuyêngiavậnhànhnhàmáyđiệnhạtnhâkèo nhà cái ngoại hạng anh đêm nay đến năm 2022, số lượng nhân sự cần thiết cho hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và II khoảng 2.200 người. Trong đó, yêu cầu về trình độ đại học hơn 800 người, cao đẳng nghề hơn 900 người và gần 400 lao động phổ thông. Về vấn đề đào tạo các chuyên gia, thông tin mới nhất từ công ty Atomenergomash thuộc Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Nga (Rosatom) cho biết, công ty này đã mở một trung tâm chuyên đào tạo các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước về vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Trong số các chuyên gia được đào tạo, có khoảng 60 sinh viên đến từ Việt Nam. Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo chuyên gia vận hành nhà máy điện hạt nhânHiện nay, các sinh viên Việt Nam đầu tiên đều đang thực tập tại nhà máy Atommash trong thời gian một tuần. Trong đợt này, 25 sinh viên Việt Nam sẽ nghe giảng chi tiết về công nghệ sản xuất các thiết bị cơ bản trong lĩnh vực điện hạt nhân. Tiếp theo, sinh viên sẽ thực tập một tuần nữa tại nhà máy điện hạt nhân Rostov. Dự kiến sẽ có tổng cộng 60 sinh viên Việt Nam đến thực tập tại trung tâm đào tạo của công ty Atomenergomash. Nga sẽ tham gia dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đầu tiên trong Chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam. Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Konstantin Vnukov mới đây cũng cho hay, theo kế hoạch chính phủ Nga sẽ tài trợ học bổng cho hơn 420 sinh viên Việt Nam theo học theo các chuyên ngành về hạt nhân tại Nga. Về tiến độ của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1, cuối năm 2015, ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Năng lượng Nguyên tử thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, hiện Bộ KH&CN đang trình Chính phủ xem xét phê duyệt các báo cáo khả thi triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận (quy mô 4.000 MW), đồng thời hướng tới giai đoạn tổ chức thực hiện dự án để có thể khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên vào năm 2020. Trước đó, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, từ năm 2010 Nga và Việt Nam đã triển khai một chương trình huấn luyện nhân lực công nghiệp hạt nhân cho Việt Nam tại Nga, đến năm 2015 đã có gần 400 sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học ở Nga về công nghệ hạt nhân và lứa sinh viên đầu tiên của Việt Nam sẽ tốt nghiệp vào cuối năm 2016. Nga đã tổ chức cho các chuyên gia Việt Nam thực tập tại các công trình nhà máy điện hạt nhân đang được thi công. Năm 2014 đã có hơn 150 chuyên gia hoàn thành khóa thực tập tại công trường nhà máy điện hạt nhân Rostov. Ngoài việc đưa các sinh viên, chuyên gia đào tạo tại Nga, Việt Nam còn phối hợp với Nhật Bản tìm kiếm và lựa chọn những học sinh xuất sắc học tập về ngành điện hạt nhân tại Nhật Bản, dự kiến khoảng 20 người/năm. Đồng thời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng của các lượt cán bộ tham dự các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật tại Nhật Bản. Điển hình, EVN đã đào tạo 15 cán bộ nòng cốt đầu tiên tại Nhật trong 2 năm để làm việc tại Ban quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và hiện EVN tiếp tục gửi 9 cán bộ nòng cốt đào tạo 2 năm tại Nhật Bản từ tháng 9/2014. Các nhân sự này sau khi về nước sẽ tiếp tục tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu khác ở trong và ngoài nước tùy thuộc vào vị trí, chức danh công nghiệp được phân công. Trong những năm qua, một số lượng cán bộ kỹ thuật của Việt Nam cũng đã tốt nghiệp thạc sỹ và tiến sỹ tại các nước tiên tiến trong lĩnh vực điện hạt nhân. Hàng trăm lượt chuyên gia nước ngoài đã đến hỗ trợ Việt Nam; hàng trăm lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan chức năng đã được huấn luyện, bồi dưỡng ở nước ngoài nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết cho yêu cầu triển khai chương trình điện hạt nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhân sự là một tiền đề quan trọng trong việc hoàn thiện một số nội dung phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, củng cố niềm tin của công chúng và cộng đồng quốc tế đối với thực tiễn vận hành, quản lý an toàn năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. Ông Phan Minh Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho hay, việc đào tạo nhân lực cho phát triển điện hạt nhân triển khai theo đúng kế hoạch thì Việt Nam đủ nhân lực khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành. |