【kết quả tây ban nha 2】Nhức nhối tình trạng lao động sớm ở trẻ

Thể thao 2025-01-25 10:53:40 27

Mới hơn chục tuổi đầu,ứcnhốitnhtrạnglaođộngsớmởtrẻkết quả tây ban nha 2 cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, nhưng nhiều em đã phải sớm đương đầu với bài toán “miếng cơm, manh áo” cho cả gia đình.

Mặc dù chưa đến tuổi lao động, nhưng các em đã sớm “vật lộn” với cuộc mưu sinh.

Dù nắng hay mưa, đều đặn sáng sớm mỗi ngày em Võ Thị Hồng Phượng, ở trọ tại phường I, thành phố Vị Thanh, rời khỏi nhà với xấp vé số trên tay. Dáng người nhỏ nhắn, đen nhẻm, Phượng rong ruổi khắp các tuyến đường, quán cà phê, quán ăn… để bán vé số. Có hôm trở về nhà lúc chiều tối, bụng đói lả. “Chưa bán hết vé số, em không dám ăn gì chị ơi”, Phượng nói trong lúc đưa tay xoa cái bụng xẹp lép.

Kinh tế gia đình khó khăn, trong khi bà ngoại lại bị bệnh tai biến nên Phượng phải đi bán vé số để lo cho cuộc sống của hai bà cháu. Trò chuyện cùng chúng tôi, Phượng chia sẻ: “Lúc trước, bà ngoại đi bán vé số để lo cho cuộc sống. Từ ngày ngoại bị tai biến, nên em đi bán để ngoại ở nhà nghỉ ngơi”. Hỏi ra mới biết, hoàn cảnh của Phượng thật đáng thương. Cha mất khi mẹ mới mang thai em được vài tháng, sau khi em chào đời, mẹ em đã để em cho ngoại nuôi, còn bà thì đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Không lâu sau bà lập gia đình cùng người đàn ông khác. Tuy nhiên, cuộc sống bên chồng khó khăn nên bà cũng không giúp đỡ được gì, do đó, hai bà cháu nương tựa vào nhau sống qua ngày.

Dẫu cuộc sống nghèo khó, nhưng bà ngoại vẫn cố gắng lo cho em đi học, tuy nhiên đến năm em học lớp 3, hoàn cảnh quá khó khăn, không thể xoay xở nên em đành phải rời xa mái trường thân yêu, thầy cô và bạn bè. Những ngày nghỉ học, thỉnh thoảng Phượng cũng đi bán vé số phụ ngoại. Đến năm 2013, khi ngoại em bị bệnh tai biến, sức khỏe yếu, không thể đi bán, nên em đã gánh vác việc này thay ngoại. Kể từ đây, cô bé mới 13 tuổi đầu đã làm trụ cột kinh tế cho hai bà cháu cho đến nay, Phượng đã 16 tuổi. “Em thích đi học lắm, nhưng đi học thì lấy tiền đâu trả nhà trọ, tiền đâu mua gạo ăn. Hôm nào bán đắt cũng được gần 100.000 đồng, còn ngày ế thì 50.000-60.000 đồng”, Phượng bộc bạch. Số tiền bán vé số hàng ngày, Phượng dùng để mua gạo, thức ăn cho hai bà cháu. Với nhiều người, số tiền này chẳng đáng là bao, nhưng đối với em đó là cả mồ hôi, công sức mà em đã đánh đổi trong một ngày làm việc cật lực mới có được. Khi được hỏi, nếu gia đình có điều kiện hơn em muốn làm gì? Không đắn đo suy nghĩ, Phượng trả lời ngay: “Em sẽ đi học trở lại, để sau này lo cho bà ngoại”. Câu nói chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu, nhưng trong ánh mắt của em hiện lên nỗi buồn khó tả.

Cùng hoàn cảnh phải bước vào đời sớm, “vật lộn” với cuộc mưu sinh, em Nguyễn Văn Nghĩa, ở trọ tại phường I, thành phố Vị Thanh, ngày ngày đi bán vé số. Tuy năm nay Nghĩa đã 15 tuổi, nhưng vóc người của em nhỏ nhắn, gầy gò, khiến chúng tôi nghĩ em chỉ khoảng 12 hoặc 13 tuổi. Gặp chúng tôi, Nghĩa vui vẻ mời chào: “Mua vé số đi chị, mua giùm em vài tờ đi chị…”. Cầm xấp vé số trên tay, chúng tôi hỏi chuyện và biết Nghĩa đi bán vé số cũng đã mấy năm nay. “Thương cha mẹ cực nhọc đi bán kẹo kéo, trong khi đó, cha lại bị bệnh, nên em nghỉ học đi bán vé số để phụ giúp gia đình”, Nghĩa cho biết. Nghĩa nghỉ học từ năm lớp 3, hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, không nhà cửa, ruộng vườn. Được biết, lúc trước, gia đình em thuê trọ ở xã Vị Tân, nhưng việc bán kẹo kéo của cha mẹ em ế ẩm, nên cả gia đình chuyển qua thành phố Vị Thanh, hy vọng thu nhập được cải thiện. Hiện nay, cha Nghĩa đang bị bệnh thận, do đó, việc buôn bán không được thường xuyên, những ngày cha mệt, không đi bán được, mọi chi tiêu trong gia đình đều dựa vào thu nhập từ việc bán vé số của Nghĩa, tuy nhiên số tiền này cũng chẳng được bao nhiêu, chỉ khoảng 60.000 đến 70.000 đồng. Nghĩa tâm sự: “Phải nghỉ học sớm đi làm, em cũng buồn lắm, nhưng hoàn cảnh khó khăn quá, nếu em đi học thì gia đình em không xoay xở nổi”.

Hiện nay, mặc dù chưa có con số thống kê có bao nhiêu trẻ em phải lao động sớm, nhưng thực tế vẫn có không ít trẻ em nghèo, trẻ lang thang đang phải gồng mình bươn chải kiếm sống qua ngày. Tuổi thơ của các em không phải là những tháng ngày vui chơi cùng các bạn, hay được cha mẹ dắt đi chơi vào những dịp lễ, tết, nghỉ hè, mà là những tháng ngày lo toan, vất vả vì miếng ăn. Cuộc sống khó khăn sẽ khiến ước mơ đến trường của em dần khép lại. Và trên bước đường ấy, những “chú chim non” phải đối mặt với những cạm bẫy, mối nguy hại luôn chực chờ từ cuộc sống. Do đó, hơn lúc nào hết, trẻ em nghèo đang rất cần những vòng tay yêu thương và chở che của toàn xã hội, để các em được hưởng niềm vui và quyền lợi vốn có của tuổi thần tiên…

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/012c299182.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng

Nhóm Houthi bắn rơi UAV Mỹ, dọa tái tấn công tàu thuyền trên biển

Bún giấm nuốc mùa hè

Giá vàng hôm nay 7/10/2024: Dự báo bất ngờ về giá vàng trong tuần mới

Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”

Chứng khoán biến động trái chiều trước buổi điều trần của tân Chủ tịch FED

Sẽ là di sản ký ức thế giới

2 công ty bị buộc hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tục

友情链接