Tôi có một thời gian sinh sống,Đíchđếnvàtiềmnăkeo bóng hôm nay học tập ở TP Hồ Chí Minh (TP HCM). Thỉnh thoảng vào dịp hè, bạn bè tôi đều thuộc loại son rỗi cả nên thường gạ gẫm nhau “góp gió” đi du lịch chơi. Danh sách các điểm được đưa ra, và Huế bao giờ cũng nằm trong “top” được ưu tiên lựa chọn. Dĩ nhiên, trong đó có lý do vì ở Huế có nhà tôi, sẽ... đỡ một phần chi phí lưu trú. Nhưng tôi biết, lý do quan trọng hơn là vì Huế quê tôi từ lâu lắm rồi đã ở trong tâm khảm của nhiều người. Và ai cũng muốn trong đời sẽ được đôi lần ghé qua...
Tiềm năng hiếm có
Cũng phải thôi, quần thể di tích Cố đô Huế với hệ thống thành quách, lăng tẩm... đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam từ năm 1993; tiếp đó là Nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại; hệ thống chùa chiền với nhiều ngôi cổ tự danh tiếng toạ lạc trên vùng đất được mệnh danh là kinh đô Phật giáo; dòng sông Hương huyền thoại làm nao lòng bao tao nhân mặc khách; Bạch Mã- Đà Lạt của miền Trung; Lăng Cô- Vịnh đẹp thế giới; hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai rộng đến 22.000 hecta ẩn chứa trong lòng nhiều “của ngon vật lạ” hiếm có; các ngôi làng cổ, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã từng tạo tác nhiều sản phẩm nổi tiếng như đúc đồng (phường Đúc-Huế), gốm Phước Tích, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, rèn Hiền Lương, kim hoàn Kế Môn (Phong Điền), tranh giấy làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên (Phú Mậu-Phú Vang),... Đặc biệt là nếp sống khoan thai mà thâm trầm, sâu lắng của người Huế...Tất cả đã tạo nên sức cuốn hút đến khó cưỡng đối với du khách gần xa. Vậy nên không có gì khó hiểu khi một thời du lịch Thừa Thiên Huế đã giữ vị trí top đầu của đất nước. Xin được dẫn một vài thông tin đã được công bố để minh chứng: “Sau khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại (1993), khách du lịch đến Huế tăng vọt, từ chỉ khoảng 8.000 lượt của năm 1990 lên đến 200.000 vào năm 2000, gấp 25 lần! Mức đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh tăng từ 1,43% (năm 1990) lên 5% (năm 2000). Huế trở thành điểm đến số một ở miền Trung...”.
Tổ chức các kỳ Festival Huế là một trong những nỗ lực để làm lấp lánh thương hiệu vănhóa-du lịch của vùng đất Cố đô.
Ảnh: Diên Thống
Sức hấp dẫn của Thừa Thiên Huế như thế nên sự chọn lựa điểm đến là Huế của bạn bè tôi từ thành phố phương nam xa xôi năm nào cũng là lẽ thường tình dễ hiểu...
Nỗ lực không ngưng nghỉ
Đời sống xã hội ngày càng phát triển. Nhu cầu dịch chuyển, thăm thú của mọi người cũng tăng dần. Ngành dịch vụ du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế. Các địa phương do vậy tăng cường đầu tư, tăng cường quảng bá cho các điểm đến của đơn vị mình. Cuộc cạnh tranh trong du lịch ngày mỗi quyết liệt khiến vị thế của Thừa Thiên Huế trên bản đồ du lịch quốc gia có dấu hiệu “mờ” đi mà trên các diễn đàn, trên báo chí nhiều người gọi là “tụt hậu”. Trong cơn lốc cạnh tranh đó, với sự lãnh đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh, sự nỗ lực tối đa của ngành văn hoá, thể thao và du lịch (VH-TT-DL) bằng việc bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý nhà nước, tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản văn hoá, các hoạt động lễ hội, tăng cường quản bá, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch... du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Năm 2010 tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế đạt 1,5 triệu (tăng khoảng 12%), doanh thu du lịch đạt 1.400 tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2009). Đến năm 2011 vừa rồi, trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn suy thoái, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, trượt giá... nhưng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế vẫn tăng. Theo báo cáo của ngành VH-TT-DL, lượt khách đến đạt con số hơn 1,7 triệu (tăng 11% so với năm 2010), trong đó khách quốc tế đạt 702.000 lượt. Ngày lưu trú bình quân đạt 2,06 ngày. Doanh thu du lịch đạt gần 1.700 tỷ đồng (tăng 21% so với kế hoạch). Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 4.100 tỷ đồng, cho thấy du lịch đã giúp cho nhiều người có việc làm, có thêm thu nhập. Đây là điều hết sức ý nghĩa.
Tam Giang, một góc nhìn. Ảnh: Minh Trí