【lịch chung kết cúp c1】Thái Lan e ngại nhiều chi phí tiềm ẩn nếu gia nhập TPP

时间:2025-01-13 17:11:46来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

Thái Lan chống TPP

Có nhiều dự đoán về việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tác động đến Thái Lan như thế nào.

Trong khi tác động tổng thể tới giai đoạn này thực mơ hồ,áiLanengạinhiềuchiphítiềmẩnnếugianhậlịch chung kết cúp c1 thì đánh giá này trình bày một số nhân tố đáng quan tâm về các viễn cảnh trong thương mại Thái Lan hậu-TPP.

Tổng thu thương mại của Thái Lan với các nước hiện nay trong TPP đã tăng lên theo thời gian và đạt được 176 tỷ USD (37% trong tổng số thương mại Thái Lan) hàng năm.

Trong đó xuất khẩu chiếm 92,2 tỷ USD, nhập khẩu chiếm 83,7 tỷ USD, tạo cho Thái Lan thặng dư thương mại với các nước TPP vào năm 2014.

Mặc dầu các nước TPP tạo nên 36% GDP toàn cầu, Thái Lan đã được hưởng hiệp định thương mại tự do (FTA) với chín nước trong số 12 nước hiện nay đã ký TPP (ngoại trừ Hoa Kỳ, Canada và Mexico).

Chín nước này chiếm hơn 70% (khoảng 65 tỷ USD vào năm 2014) tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan so với các nước TPP hiện nay.

Ngoài ra, toàn bộ các nước TPP đều là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên các nước TPP mà Thái Lan không đạt được FTA không thể tăng mức thuế quan trung bình trên hàng xuất khẩu của Thái Lan lên lần lượt trên 3,5% và 6,7%, mặc dầu Thái Lan đứng ngoài TPP.

Trước đó, Phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN và Phòng Thương mại Mỹ tổ chức hôm 30/3 vừa qua, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định sự quan tâm của Thái Lan đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhấn mạnh Bangkok sẽ là một phần của Hiệp định này, tuy nhiên, những phản ứng chống lại việc gia nhập TPP của Thái Lan âm ỷ từ lâu nay.

Điều đáng tìm hiểu về việc Thái Lan vào hay không vào là nước này sẽ được hay mất trong một kịch bản hậu-TPP.

Ước tính dựa trên mô hình mô phỏng Các giải pháp thương mại tích hợp của thế giới (WITs), qua đó đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan trong nội khối TPP về xuất nhập khẩu của các nước thành viên cũng như các nước không phải thành viên.

Giả định việc thực hiện TPP sẽ đưa đến mức thuế quan bằng không giữa các nước TPP, mô phỏng cho ra một đánh giá hai kết quả có thể có đối với Thái Lan.

Một hình WITs cho thấy nếu Thái Lan vào khối TPP, xuất khẩu Thái Lan sẽ tăng khoảng 2,8 tỷ USD hàng năm so với sự tăng lên về nhập khẩu hàng năm với các nước TPP là 4,3 tỷ USD, tạo ra mức thâm hụt ròng hàng năm trong cán cân thương mại là 1,5 tỷ USD.

Nếu Thái Lan vẫn ở ngoài TPP hiện nay, mô hình cho thấy ngay cả khi mọi sắc thuế quan bị loại bỏ giữa các nước nội khối TPP (thực ra không hẳn như vậy), xuất khẩu của Thái Lan sẽ suy giảm 396 triệu USD hàng năm với các nước TPP, tạo ra một sự suy giảm trong thặng dư thương mại với các nước TPP từ con số 8,4 tỷ USD hiện nay xuống còn 8 tỷ USD thặng dư.

Tuy nhiên, điều này đã không tính đến “quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi” trong TPP.

Quy tắc này đòi hỏi sợi và vải vào trong các nước TPP để tạo ra hàng may mặc thành phẩm xuất khẩu nhằm được hưởng mức thuế quan thấp hơn khi vào Mỹ và do đó hạn chế số lượng các nước TPP hiện nay có thể tăng xuất khẩu của họ vào Mỹ.

Quy tắc từ sợi trở đi có nghĩa là trong thực tế các nhà sản xuất hàng dệt may và quần áo của Việt Nam và Malaysia sẽ phải sử dụng sợi của Mỹ mắc hơn (so với sợi Trung Quốc rẻ hơn) cho quần áo được tính là “made in Vietnam/Malaysia” để được hưởng thuế quan ở Mỹ thấp hơn theo TPP.

Lúc đó do họ sử dụng sợi đắt hơn của Mỹ, ngay cả với thuế quan bằng không, hàng may mặc Việt Nam/Malaysia sẽ mắc hơn hàng may mặc Trung Quốc, made in China, với sợi rẻ hơn của Trung Quốc để chịu thuế quan với Mỹ.

Cho nên đó là lý do không thể kỳ vọng rằng Việt Nam/Malaysia sẽ tăng xuất khẩu hàng may mặc/quần áo đáng kể theo TPP, và như thế họ sẽ không giành giựt nhiều thị phần ở Mỹ từ bất kỳ nhà xuất khẩu nào của Thái...

Kể từ khi cán cân thương mại của Thái Lan xấu đi, nếu vào hay ở ngoài TPP, điều không rõ ràng là Thái Lan có thể lấy cái được ở đâu từ TPP để có thể bù lại cho cái mất từ 24 chương khác của TPP.

Chẳng hạn, chỉ riêng chương về luật sở hữu trí tuệ sẽ giữ giá thuốc và giá sách giáo khoa ở Thái Lan thời gian lâu hơn và làm tăng chi phí đầu vào đối với nông dân và nhà sản xuất của Thái Lan.

Nếu Thái Lan vào TPP, trong các chương hàng hóa (các chương mà Thái Lan cần cải thiện cán cân thương mại của họ bằng cách tăng cường xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu để kiếm lợi ích bù đắp chi phí cho 24 chương TPP khác, tình trạng của nước này sẽ tồi tệ hơn 3,8 lần so với không vào TPP.

Đó là chưa kể các chi phí Thái Lan phải gánh vì 24 chương khác của TPP.

TS Pritish Kumar Sahu,ĐH Multimedia, Malaysia
Trần Bíchlược dịch

相关内容
推荐内容