Đây là đánh giá của ông Phạm Hồng Hải,ôngcóTPPViệtNamvẫntiếptụcpháttriểđội hình atlanta united gặp inter miami Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về triển vọng kinh tế Việt Nam trước những diễn biến mới trên thế giới.
* PV: Hiện nay, tình hình thế giới có những thay đổi khó đoán như diễn biến cuộc bầu cử ở Mỹ, khả năng TPP thất bại, hay sự kiện Brexit… Ông đánh giá thế nào về tác động của những thay đổi này đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt là việc TPP không được thông qua như dự kiến?
- Ông Phạm Hồng Hải:Một câu nói mà tôi khá tâm đắc là “có một điều chắc chắn rằng chúng ta đang sống trong một thế giới không có gì là chắc chắn cả”. Điều quan trọng là chúng ta hiểu được tác động của những sự kiện và sức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng ta. Có 3 sự kiện đang nóng nhất gần đây là TPP, cuộc bầu cử ở Mỹ, và Brexit.
Về TPP, Việt Nam rất vui mừng được tham gia vào TPP mà dự kiến trước đây là sẽ được phê chuẩn vào cuối năm nay. Rất nhiều dự đoán lạc quan về những lợi ích lớn khi tham gia TPP. Tuy nhiên, khả năng TPP được thông qua đang ngày càng xa dần khi mà cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ đều phản đối TPP. Nếu TPP không được thông qua, sẽ là sự thất vọng lớn với Việt Nam. Tuy nhiên, phải thấy rằng Việt Nam đang trong xu hướng tiến lên mạnh mẽ trong chuỗi giá trị. Chúng ta đã chuyển dần từ nông nghiệp sang chế tạo, vốn FDI vào Việt Nam rất khả quan. Do đó, quan điểm của tôi là dù TPP có được thông qua hay không thì xu hướng phát triển này vẫn tiếp tục trong tương lai.
Ông Phạm Hồng Hải
Chúng ta đang có nhiều thách thức với nền kinh tế, nhưng mặt khác, Chính phủ mới đã cho thấy quyết tâm cải cách mạnh mẽ, đặc biệt với môi trường kinh doanh. Thủ tục hành chính được rút gọn, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 20 xuống 17% trong vài năm tới…, đây là những điều sẽ tác động tích cực cho doanh nghiệp. Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế nhiều tiềm năng nhất khu vực. Với nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký với EU, Hàn Quốc, ASEAN…, các nhà đầu tư vào Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường lớn trên thế giới.
* PV: Diễn biến cuộc bầu cử ở Mỹ cũng khá bất ngờ với triển vọng thắng cử của ông Donald Trump. Theo ông, nếu ông Trump thắng cử, chúng ta nên chờ đợi điều gì?
- Ông Phạm Hồng Hải:Cuộc bầu cử ở Mỹ là câu chuyện cả thế giới quan tâm và có những diễn biến ngoài dự tính khi khả năng ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ ngày càng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia, chính sách vĩ mô của bà Clinton cơ bản là sự tiếp nối chính sách của ông Obama. Ngược lại, ông Trump cho thấy sự theo đuổi những cải cách vô cùng lớn như chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Mexico, khắt khe hơn với người nhập cư… Tuy vậy, các chính sách cũng sẽ phải có sự thông qua của Nghị viện.
Vậy nên, quan điểm của tôi là chúng ta hy vọng những điều tốt nhất, nhưng cũng cần chuẩn bị cho những điều tệ nhất có thể xảy ra. Trên thực tế, vì Việt Nam cũng là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ, kể cả không có TPP, chúng ta vẫn thu hút được đầu tư bằng những lợi thế của mình trong khu vực. Tôi tin rằng tổng thống mới sẽ vẫn muốn có quan hệ đầu tư thương mại với Việt Nam.
Bên cạnh đó, vì chúng ta đã mở cửa hơn với thế giới nên bất cứ chính sách nào của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ ảnh hưởng tới chính sách quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần theo dõi chặt chẽ bước đi tiếp theo của FED.
* PV: Đối với nền kinh tế thì như vậy, còn với riêng ngành Ngân hàng, ông đánh giá thế nào về triển vọng của ngành này, khi mà khối nợ xấu lớn vẫn đang đè nặng lên hệ thống, tỷ suất lợi nhuận rất thấp?
- Ông Phạm Hồng Hải: Viễn cảnh cho ngành Ngân hàng vẫn là một con đường gập ghềnh. Với tỷ lệ nợ xấu hiện nay, không thể có giải pháp nào giúp giải quyết vấn đề ngay lập tức. Cho đến khi có tiền thật vào hệ thống, có thể từ khu vực tư nhân, hay từ cổ phần hoá, chúng ta sẽ phải đi qua giai đoạn khó khăn này và nó sẽ ảnh hưởng đến việc ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay thế nào. Giờ đây, vấn đề của ngành Ngân hàng theo tôi phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo quyết định cách giải quyết nợ xấu trong nền kinh tế như thế nào.
Con đường tăng trưởng nhanh hay chậm, bằng phẳng hay gập ghềnh phụ thuộc vào việc chúng ta giải quyết các vấn đề nội tại của nền kinh tế ra sao. Cấu trúc nền kinh tế cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta vẫn giữ mô hình tăng trưởng dựa vào gia công và lao động giá rẻ, cơ hội cho ngành Ngân hàng sẽ không thay đổi đáng kể. Nếu Việt Nam thành công trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo thêm giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiềm năng tăng trưởng cho ngành Ngân hàng sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Đó là lý do tại sao HSBC có mặt và hoạt động tại đây trong hơn 140 năm, tiếp tục làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước với thị trường nước ngoài và ngược lại. Sứ mệnh của chúng tôi không thay đổi, đó là đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước và các doanh nghiệp, đồng thời góp phần giúp người dân thực hiện những ước mơ của họ.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (thực hiện)
顶: 4踩: 666
【đội hình atlanta united gặp inter miami】Không có TPP, Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển
人参与 | 时间:2025-01-10 23:25:39
相关文章
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- Bắt đối tượng lừa 11 người cùng quê bán ra nước ngoài
- Giả mua bán xe qua Facebook, 2 thanh niên chiếm đoạt 200 triệu đồng tiền cọc
- Đường Ninh Hòa lập công ty con tại Singapore
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Công an TP.HCM triệt phá đường dây làm giả giấy đăng kiểm và các loại giấy tờ
- Khởi tố 2 cán bộ tham ô tiền hỗ trợ điện hộ nghèo ở Điện Biên
- Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ kỷ niệm 996 năm Hội thề Trung Hiếu
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Bắt 2 đối tượng cướp vàng rồi hiếp dâm cô gái ở Long An
评论专区