【kq bochum】Vận tải biển “than” khó đủ bề

van tai bien than kho du be

Khó khăn,thankq bochum yếu kém nhiều bề khiến đội tàu trong nước luôn “lép vế”so với các hãng tàu nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Hiền

Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), tính đến ngày 30-6, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có khoảng 1.700 tàu với tổng trọng tải 6,9 triệu DWT. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam nửa đầu năm ước đạt 176,1 triệu tấn, bằng 49,81% so với kế hoạch năm 2014 và tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2013. Khó khăn chung của các DN vận tải biển chính là nguồn hàng vận tải khan khiếm, thị trường vận tải mất cân đối giữa hai chiều Bắc-Nam, chiều Hải Phòng-Sài Gòn. Bên cạnh đó, giá cước vận tải vẫn thấp trong khi các chi phí vận tải, đặc biệt là chi phí nhiên liệu liên tục tăng cao.

Đồng loạt kêu “đói” vốn

Phát biểu tại Hội nghị “Đối thoại DN vận tải biển, cảng biển năm 2014” do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức ngày 5-8 tại Hà Nội, ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam cho biết, hiện nay nhiều chủ tàu vẫn gặp khó khăn về vốn. Các chủ tàu không chỉ thiếu vốn đầu tư phát triển đội tàu mà còn thiếu cả vốn duy trì sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, ngân hàng lại không mặn mà cho các DN vận tải biển vay. DN rơi vào vòng luẩn quẩn thiếu vốn đầu tư, vay lãi suất cao, làm ăn thua lỗ, không vay được vốn… và chưa biết cách nào để thoát ra.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trương Đình Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam bổ sung, DN đói vốn đã đành, khi vay được vốn rồi thì chi phí lãi vay cũng là một gánh nặng đối với DN. Vì vậy, ông Sơn kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư tàu.

Bên cạnh vấn đề nguồn vốn, một số DN cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét “cắt” một số loại phí không cần thiết, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế cho DN.

Ông Phạm Văn Sinh, Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải sông biển Hà Trung (Nam Định) cho rằng, đối với một số cảng nước sâu, luồng ngắn và tàu ra vào thường xuyên (4 chuyến/tháng) nên miễn phí hoa tiêu bắt buộc, bởi tàu đã quá quen những khu vực này nên không cần hoa tiêu nữa. Cắt giảm chi phí hoa tiêu có thể giúp chủ tàu phần nào tiết kiệm chi phí trong giai đoạn khó khăn.

Nhiều DN lại đề nghị giảm thuế suất thuế GTGT cho vận tải nội địa từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho các DN. Đồng thời, để tăng cơ hội cho các DN vận tải biển trong nước, các DN đề nghị Bộ GTVT có lộ trình không cho phép tàu mang quốc tịch nước ngoài tham gia vận tải nội địa.

Cần lập giá sàn dịch vụ vận tải biển

Đối với các DN cảng biển, việc thiết lập giá sàn dịch vụ vận tải biển cho các cảng được quan tâm hơn cả. Ông Ngô Minh Thuấn, Phó Tổng giám đốc Tân Cảng Sài Gòn cho biết, việc không có một giá sàn chung đã làm nảy sinh tình trạng các cảng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc hạ giá mà không đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, gây bất ổn thị trường. Do đó, ông Thuấn kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo ban hành giá sàn dịch vụ vận tải biển cho các cảng TP.HCM và Hải Phòng. Những mức giá sàn tối thiểu mong muốn là, đối với container 20 feet có hàng hiện áp dụng giá rất thấp là từ 35-42 USD thì đề nghị tăng lên 46 USD; container 40 feet có hàng từ 58-62 USD tăng lên 68 USD; container 20 feet rỗng tăng từ 18-24 USD lên 29 USD; container 40 feet rỗng tăng từ 28-34 USD tăng lên 43 USD.

Mức giá sàn này tương đương với giá sàn áp dụng tại Quyết định 1661/QĐ-BTC ngày 15-7-2013 của Bộ Tài chính về mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu). Đối với khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải, ông Thuấn đề nghị tiếp tục áp dụng giá sàn sau khi Quyết định 1661 hết hiệu lực vào 30-6-2015 và mức giá sàn mới tại cụm cảng này phải cao hơn khu vực TP.HCM ít nhất là 5%.

Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Hùng Việt, Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng mong muốn quy định giá sàn được đưa ra vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 để có cơ sở đàm phán với các hãng tàu nước ngoài trong những hợp đồng làm ăn dịp cuối năm.

Trả lời kiến nghị của lãnh đạo các cảng biển, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công chỉ đạo Cục Hàng hải sớm ban hành giá sàn cho cụm cảng Hải Phòng và TP.HCM cho phù hợp với kiến nghị và nhu cầu thực tế. Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khẳng định Bộ GTVT sẽ xem xét, trình Chính phủ để nâng giá sàn dịch vụ vận tải tại khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải so với hiện nay.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng:

Tạo sân chơi bình đẳng, công khai cho DN

Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ rà soát lại Chiến lược quy hoạch phát triển cảng biển trên cả nước, đồng bộ hoá cơ sở hạ tầng ngành hàng hải kết nối được với đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, Bộ cũng tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn DN, tạo điều kiện tốt nhất cho DN nói chung và DN vận tải biển nói riêng hoạt động trong tình hình thực tiễn hiện nay. Quan điểm của Bộ GTVT là làm hết sức để tạo sân chơi bình đẳng, công khai minh bạch giữa DN nhà nước, DN tư nhân và hạn chế thấp nhất tình trạng "xin-cho". Tuy nhiên, ngoài sự trông chờ vào động thái của cơ quan Nhà nước, để tự tháo gỡ khó khăn, các DN cũng cần phối hợp với nhau bởi có sự liên kết thì mới tạo được sức mạnh. Đồng thời, các DN cần nâng cao năng lực, đội ngũ con người, nâng thị phần vận tải khi XK hàng hóa...

Cúp C1
上一篇:Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
下一篇:Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao