【kết quả u17 tây ban nha】Những giờ chào cờ ý nghĩa

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:58:14

Báo Cà Mau(CMO) Chào cờ là nghi thức trang trọng đã trở thành truyền thống, thể hiện tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc. Ðể giờ chào cờ đầu tuần ngày càng ý nghĩa, nhiều trường học đổi mới bằng hình thức sinh hoạt chủ đề, giúp học sinh có trải nghiệm thú vị, bổ ích, tạo hứng thú cho tuần mới.

Vui tươi, bổ ích

Tiếng trống trường báo hiệu giờ chào cờ, thầy cô giáo và 480 học sinh Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ A (huyện Thới Bình) khẩn trương ổn định chỗ ngồi. Mở đầu là nghi lễ chào cờ trang nghiêm, toàn trường hướng về Quốc kỳ đỏ thắm, hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Xong nghi lễ, việc đánh giá các hoạt động của trường, biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong tuần, triển khai nhiệm vụ tuần tới được thực hiện ngắn gọn, dành phần lớn thời gian để học sinh tham gia các hoạt động theo chủ đề. Trong buổi chào cờ tuần 25, Liên đội trường chọn chuyên đề “Nói lời yêu thương với người phụ nữ em yêu”, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Từ sự hướng dẫn của giáo viên Tổng phụ trách Ðội, các em thay nhau chia sẻ những hành động thể hiện tình cảm hàng ngày với bà, với mẹ, chị gái, em gái và với cô giáo; đồng thời, giáo viên và học sinh cùng tham gia đố vui, ca hát, tạo sinh khí phấn khởi.

Các hoạt động đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên và học sinh. Vừa hát xong bài “Mẹ ơi có biết”, em Ngô Ngọc Hân, lớp 5B, bày tỏ: “Chúng em đều nôn nao chờ đến sáng thứ Hai để được chào cờ, cùng thầy cô tham gia nhiều hoạt động bổ ích. Ngoài ca hát, múa, chúng em còn trả lời các câu hỏi về Ðội, Ðoàn, lịch sử địa phương, tham gia trò chơi dân gian, kể chuyện… vừa bổ sung kiến thức, vừa đem lại tinh thần thoải mái”.  

Cô Vương Mộng Nghi, giáo viên Tổng phụ trách Ðội, Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ A, cùng học sinh thể hiện bài hát dành cho người phụ nữ em yêu.

Cô Vương Mộng Nghi, giáo viên Tổng phụ trách Ðội, chia sẻ: “Nhiều năm trước, giờ chào cờ không khí rất căng thẳng, nặng nề, học sinh nói chuyện riêng nhiều. Bởi nội dung khô cứng, chủ yếu là đánh giá tình hình hoạt động, triển khai nhiệm vụ tuần tới, phê bình học sinh dưới cờ. Hiện nay, hoạt động này được chú trọng đổi mới, mang tính giáo dục cao, lồng ghép hoạt động văn hoá, văn nghệ, phổ biến pháp luật... làm sao để không khí trang nghiêm nhưng thoải mái, vui tươi. Hàng tuần, tôi hướng dẫn Liên đội trực chuẩn bị bài hát, múa dân vũ hoặc những mẩu chuyện về Bác Hồ, về người tốt việc tốt, để các em khởi động tuần mới nhiều năng lượng”.

Sinh hoạt theo chủ đề

Ðể tiết chào cờ trở nên thiết thực, ý nghĩa, nhiều trường linh động thay đổi nội dung sinh hoạt gắn với các ngày lễ của quê hương, đất nước như: Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, Ngày thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong 15/5,  Ngày sinh Bác Hồ 19/5, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12… đồng thời xen các chủ điểm về an toàn giao thông, phòng tránh bạo lực học đường, tình yêu biển đảo, mỗi tuần một câu chuyện đẹp. Qua đó, tạo sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh, giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, phát triển năng lực và bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp.

Tại Trường THPT Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời), giờ chào cờ được chia thành hai buổi, cấp THPT buổi sáng và cấp THCS buổi chiều. Từ đầu năm học đến nay, giờ chào cờ trở thành tiết học kỹ năng sống, giúp học sinh của trường có tâm thế thoải mái trước khi bắt đầu tuần học mới. Trong buổi chào cờ mới đây, Liên đội trường chọn chuyên đề an toàn giao thông làm chủ điểm sinh hoạt. Giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp 8A1 chịu trách nhiệm xây dựng các biển báo giao thông, như: cấm đi ngược chiều, cấm dừng và đỗ xe, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh…, sau đó gợi ý để các bạn nhận biết tên và ý nghĩa của từng biển báo. Bạn nào trả lời đúng thì nhận được phần quà từ Liên đội.

Nói về lý do chọn chủ đề an toàn giao thông, cô Lê Trúc Lam, giáo viên Tổng phụ trách Ðội, chia sẻ: “Tình trạng vi phạm luật giao thông ở lứa tuổi học sinh luôn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ, nhà trường và toàn xã hội. Qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Chúng tôi xây dựng chủ đề sinh hoạt theo từng tháng, gắn với thực tế và sự kiện, luân phiên phân công từng liên đội đảm trách; đồng thời lồng ghép quyên góp quỹ học tập, giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.

Không chỉ ngồi xem mà học sinh còn trực tiếp bày tỏ nguyện vọng, thể hiện sự hiểu biết của cá nhân với từng lĩnh vực, chuyên đề. Nhờ đó, các buổi sinh hoạt dưới cờ đã trở thành hoạt động có ý nghĩa với mỗi học sinh.

Em Trần Ðoàn Khánh Linh, lớp 8A1, phấn khởi: “Em thấy buổi chào cờ của trường ngày càng sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn em với các bạn qua những câu hỏi đố vui, hoạt động bổ ích, tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái. Tiết chào cờ ở trường thực sự trở thành giờ học lý thú”.

Ở Trường THPT Ðầm Dơi, chủ đề biển đảo quê hương được chọn để sinh hoạt trong giờ chào cờ đầu tuần ngày 13/3. Nội dung được thể hiện phong phú, giáo viên tổ Sử - Ðịa - Giáo dục công dân có bài thuyết trình về biển, đảo; thành viên CLB Âm nhạc hát các ca khúc về biển, đảo; sau đó đặt câu hỏi để học sinh toàn trường trả lời, có phần thưởng kèm theo. Hoạt động nhằm bồi đắp thêm tình yêu biển, đảo cho học sinh, giúp các em có thêm kiến thức về tiềm năng biển, đảo; khơi dậy trong các em tình yêu và trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt là với hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa.

Sinh khí vui tươi, thoải mái trước khi bước vào tuần mới của học sinh Trường THPT Đầm Dơi.

Chủ đề phong phú, thiết thực, việc đổi mới tiết sinh hoạt dưới cờ trong các trường học là cách để giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, biết chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn, tương trợ nhau trong cuộc sống. Ðồng thời, gợi mở để học sinh linh động hơn trong cách nhìn nhận, nhận diện những điều hay, điều đẹp và cả cái xấu, để điều chỉnh hành vi, trở thành con ngoan, trò giỏi./.

 

Mộng Thường

 

顶: 99踩: 96