【bxh na uy 2】Ngành Thuế ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế

时间:2025-01-25 18:33:46 来源:Empire777

Hệ thống chính sách thuế ngày càng hoàn thiện,ànhThuếngàycànghộinhậpsâurộngvớiquốctế<strong>bxh na uy 2</strong> mang lại sự hài lòng cho người nộp thuế.

Hệ thống chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, mang lại sự hài lòng cho người nộp thuế. Ảnh: Nhật Minh

Là một trong những người được tham gia vào công tác hợp tác quốc tế về thuế từ những ngày sơ khai, ông Trương Chí Trung - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính đã có những chia sẻ về công tác hội nhập quốc tế của ngành Thuế, nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế (10/9/1945 - 10/9/2020) và 30 năm thành lập hệ thống thuế Nhà nước.

Hệ thống thuế ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại

Ngay từ khi thành lập hệ thống thu nhà nước (1990) gồm Tổng cục Thuế và các cục thuế, chi cục thuế ở địa phương, Bộ Tài chính đã rất quan tâm tới công tác đối ngoại của ngành, nên đã thành lập Phòng Thuế xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế trực thuộc Tổng cục Thuế, đảm nhiệm nhiệm vụ thuế đối ngoại trong thời kỳ đất nước bước vào công cuộc đổi mới.

Thực hiện chức năng hợp tác quốc tế, Phòng Thuế xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế đã chủ động tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài trợ từ nước ngoài với tổng kinh phí khá lớn để mời các chuyên gia quốc tế đến Việt Nam truyền đạt kiến thức quản lý, đào tạo đội ngũ nhân sự ngành Thuế. Đồng thời, tổ chức hàng trăm khóa đào tạo cho cán bộ thuế đi tham khảo kinh nghiệm, tích luỹ bài học thực tiễn từ các nước có nền quản lý thuế tiên tiến. Đây chính nền tảng vững chắc để xây dựng hệ thống thuế chuyên nghiệp, hiện đại hôm nay.

Tổng cục Thuế cũng được giao nhiệm vụ đàm phán, mở rộng các hiệp định thuế, từ hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đầu tiên năm 1992 giữa Việt Nam với Australia cho đến những năm 1995 đã ký được với 30 đối tác lớn nhất. Điều này cho thấy, ngay từ những năm 1992 - 1995, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ hợp tác hành chính về thuế với nhiều nước, làm nền tảng cho những bước phát triển hội nhập sau này của ngành Thuế nói riêng, ngành Tài chính và hợp tác quốc tế nói chung.

Cùng với đó, thực hiện chức năng xây dựng hệ thống thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Thuế đã tham mưu trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành chính sách thuế xuất nhập khẩu được chuyển đổi từ biểu thuế SEV của các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ với vài chục danh mục, sang biểu thuế xuất nhập khẩu theo mã HS của các nước có nền kinh tế thị trường với hơn 10.000 mặt hàng, làm nền tảng cho Việt Nam xây dựng Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) chuẩn bị gia nhập ASEAN.

Sau đó, Tổng cục Thuế tiếp tục được giao nhiệm vụ xây dựng phương án cắt giảm thuế quan, chuẩn bị cho Việt Nam tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), cũng như xây dựng các phương án về thuế trong đàm phán gia nhập APEC. Dù là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng ngành Thuế đã nỗ lực, quyết liệt thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở quan trọng để sau này Việt Nam tiếp tục tham gia những tổ chức, hiệp định thương mại quan trọng như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2000, gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2006.

Hội nhập chủ động, toàn diện

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành Thuế tiếp tục phát triển hệ thống tránh đánh thuế 2 lần từ 30 hiệp định lên 80 hiệp định, xây dựng hệ thống thông tư hướng dẫn các hiệp định thuế như Thông tư 95/1997/TT-BTC hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết; Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước; Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.

Đồng thời, bước đầu tiếp cận với phương pháp quản lý thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Cụ thể, xây dựng, tham mưu với Bộ Tài chính ban hành Thông tư 117/2005/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, tương đồng với hướng dẫn của OECD; Thông tư 66/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 117/2005/TT-BTC điều chỉnh một cách chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao.

Đặc biệt trong giai đoạn này, các chính sách thuế đã được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế của WTO, WB, IMF, xoá bỏ phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, áp dụng ưu đãi chung cho các doanh nghiệp, xoá bỏ ưu đãi xuất nhập khẩu, sửa đổi các chính sách cạnh tranh không lành mạnh qua công cụ thuế, sẵn sàng vào quá trình hội nhập chung của đất nước.

Nếu như giai đoạn từ năm 2006 đến trước năm 2015, ngành Thuế đã hội nhập toàn diện, thì từ những năm 2015 - 2017 cho đến nay, ngành Thuế đã hội nhập một cách chủ động bằng việc tham gia vào các diễn đàn toàn cầu về thuế như Hội nghị Tổng cục trưởng các nước châu Á Thái Bình Dương (SGATAR); trở thành thành viên thứ 100 của Diễn đàn hợp tác thực hiện chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS); tham gia Diễn đàn toàn cầu về minh bạch và trao đổi thông tin quản lý thuế năm 2019.

Lần đầu tiên tham gia Ủy ban chuyên gia về hợp tác quốc tế về thuế

Với những phát triển vượt bậc, đại diện ngành Thuế Việt Nam lần đầu tiên được tín nhiệm và được Tổng thư ký Liên Hiệp quốc bổ nhiệm là 1 trong 25 ủy viên Ủy ban chuyên gia về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế, đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, ngành Thuế đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục, quy trình, trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ tiến tới ký kết Hiệp định đa phương về tránh đánh thuế 2 lần và ký kết Hiệp định hợp tác hành chính về trao đổi thông tin quản lý thuế.

Minh Huệ (ghi)

推荐内容