会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh u21】Cải thiện môi trường kinh doanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng!

【bxh u21】Cải thiện môi trường kinh doanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng

时间:2025-01-13 13:35:14 来源:Empire777 作者:La liga 阅读:146次
Tốc độ,ảithiệnmôitrườngkinhdoanhlàđộnglựcthúcđẩytăngtrưởbxh u21 chất lượng cải cách môi trường kinh doanh đang chững lại Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh Muốn thu hút nhiều doanh nghiệp FDI cần cải thiện môi trường đầu tư

Hội thảo nhằm nhận diện bất cập về thể chế (cả quy định và thực thi) ảnh hưởng tới quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản và hiệu quả phân bổ nguồn lực trên thị trường, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách nhằm thúc đẩy tự do kinh doanh, đảm bảo quyền tài sản và tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả thị trường ở Việt Nam.

Thiếu những cải cách đột phá cho môi trường kinh doanh

Tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, từ năm 2014, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cải cách quan trọng, thường xuyên.

Qua 8 năm nỗ lực cải cách hướng tới thị trường tự do và cải thiện môi trường kinh doanh, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu đã được “thăng hạng", thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã thay đổi vượt bậc, từ thứ 78 (năm 2014) lên vị trí 6 (năm 2019), chỉ số tự do kinh tế năm 2022 cũng tăng 6, bậc đứng ở vị trí 84 từ vị trí 90 trước đó.

Đến nay, khi mà các bất ổn toàn cầu kèm theo nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu, thì sự phục hồi tăng trưởng và hiệu quả thị trường của Việt Nam cũng gặp thách thức nghiêm trọng. Đây là thời điểm rất quan trọng để đánh giá lại các thách thức toàn cầu và khu vực châu Á nói chung và đối với quyền tự do kinh doanh và các cải cách thể chế của Việt Nam nói riêng.

Cải thiện môi trường kinh doanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng

Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo

Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nền kinh tế trong nước cũng như thị trường tài chính hiện trong trạng thái nhiễu động mạnh; niềm tin thị trường bị lung lay, thanh khoản thị trường suy giảm và ở mức thấp; nhiều nhà đầu tư thua lỗ… Trong khi đó, nguồn tín dụng hẹp dần, huy động vốn qua tất cả các kênh thị trường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết; doanh nghiệp đói vốn, tiếp cận vốn khó khăn.

Thị trường bất động sản theo đó chuyển nhanh từ nóng sang lạnh và thậm chí đóng băng cục bộ; thanh khoản suy giảm; vốn đọng lại trong bất động sản lớn. Nhiều công ty, nhà đầu tư bất động sản mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán.. Hệ thống tổ chức tín dụng vừa hồi phục sau khủng hoảng 2009 - 2012, thì nay đang bị rung lắc mạnh, nợ xấu gia tăng.

Từ những khó khăn đó, cùng với việc doanh nghiệp đang suy yếu, chưa phục hồi đầy đủ sau đại dịch Covid-19, TS. Nguyễn Đình Cung cảnh báo tới đây, tình hình kinh tế sẽ còn khó khăn hơn nữa bởi những diễn biến khó lường trên thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế.

Trong khi đó, về phía cơ quan nhà nước còn chưa linh hoạt trong điều chỉnh một số chính sách và cách thức quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, một số nội dung của chương trình phục hồi không còn phù hợp. Những nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh có dấu hiệu chững lại, thiếu vắng những cải cách đột phá để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo luồng sinh khí mới cho phát triển…

Can thiệp của Nhà nước vào thị trường có dấu hiệu tăng lên

Chia sẻ tại hội thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) Nguyễn Minh Thảo cho biết, những năm gần đây, môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện mạnh mẽ với những chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của Chính phủ. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, có thể do tác động của dịch bệnh, nên tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam đang bị chững lại.

Cải thiện môi trường kinh doanh là động lực thúc đẩy tăng trưởng

Thậm chí, dường như mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường có dấu hiệu tăng lên trong những năm gần đây, cao hơn hầu hết các quốc gia trong ASEAN, trừ Lào và Campuchia. Điều này cho thấy, yêu cầu giảm sự can thiệp của Nhà nước, tạo sự chủ động tốt hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Chỉ số về quyền tài sản tiếp tục suy giảm, cho thấy doanh nghiệp thiếu niềm tin về sự đồng hành của cơ quan quản lý trong bảo vệ quyền tài sản của doanh nghiệp.

Những số liệu thống kê gần đây cũng cho thấy, dù số doanh nghiệp thành lập mới cao, nhưng số doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng cao, cho thấy sức chống chịu của doanh nghiệp còn yếu, vòng đời của doanh nghiệp ngắn.

Từ những phân tích trên, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy cải thiện tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường.

Theo ông Fred Mcmahon - Chủ trì nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada), việc cải thiện thể chế, thúc đẩy tự do kinh doanh là yêu cầu tất yếu của Việt Nam hiện nay. Muốn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn, bền vững hơn, không còn cách nào khác là Việt Nam cần phải tập trung cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Để làm được như vậy, thúc đẩy tự do kinh doanh là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cải cách thể chế nhất quán theo hướng thị trường

Trước những vấn đề đặt ra, TS Nguyễn Đình Cung đề xuất một số giải pháp. Đó là cần cải cách thể chế để nhất quán hướng theo thị trường đúng với vai trò là đột phá chiến lược; nỗ lực khôi phục lại niềm tin thị trường, niềm tin của nhà đầu tư; tăng cường quản lý, điều tiết thị trường bằng các giải pháp thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính, thay đổi luật pháp theo lối “giật cục”, khó đoán định, làm đứt gãy hoạt động bình thường của thị trường. Đặc biệt, cần sớm hoá giải các nỗi sợ của công chức nhà nước, nhất là ở địa phương và các nhà đầu tư như sợ làm sai quy định; sợ trách nhiệm; sợ thanh tra, kiểm tra và truy cứu trách nhiệm hình sự…

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
  • Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
  • Bài 3: Thắng lợi kép của tinh thần và ý chí vươn lên
  • Dự kiến bỏ phiếu kín miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế vào ngày 25/11
  • Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
  • Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng
  • Chốt 4 bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn
  • Tác phẩm Dân vận của Bác là tinh hoa thời đại về vai trò của nhân dân
推荐内容
  • Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
  • Giải ngân vốn đầu tư công thấp so với mức bình quân chung
  • Việt Nam bác bỏ phát ngôn của Trung Quốc về bãi Tư Chính
  • Không có HĐND phường, Chủ tịch quận có thể cách chức Chủ tịch phường
  • Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
  • Thủ tướng tặng quà Tết cho những người yếu thế