Dù được xem là mức cam kết cao nhất trong các hiệp định FTA đã ký,ôngphảilàđũathầcông an hà nội vs thanh hoá song EVFTA không phải là “đũa thần” nếu doanh nghiệpViệt Nam không làm, hoặc làm không bài bản. |
Cơ hội ở đây được xem là rất lớn, bởi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)có những mức cam kết cao nhất về thuế mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã ký.
Minh chứng là, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Sau 7 năm EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Dù đây được xem là mức cam kết cao nhất trong các hiệp định FTA đã ký, nhất là khi EU là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, song đó không phải là “đũa thần” nếu doanh nghiệp Việt Nam không làm, hoặc làm không bài bản.
Trên thực tế, dệt may cùng da giày được kỳ vọng sẽ gia tăng nhiều nhất kim ngạch xuất khẩu sang EU dù 2 ngành này đã thâm nhập thị trường EU hơn 20 năm và vẫn dừng lại ở phương thức gia công là chính.
Với dệt may, EVFTA sẽ giúp dệt may Việt Nam - bên cạnh lợi thế tay nghề cao, chất lượng bảo đảm - có thêm lợi thế cạnh tranh hơn hàng của Trung Quốc hay cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước đang hưởng thuế 0% như Campuchia, Bangladesh...
Với da giày, cơ hội còn nhiều hơn khi các mặt hàng giày thể thao, giày vải, giày cao su - những thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam - được hưởng mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực.
Cơ hội có, nhưng cất cánh đến đâu thì phải đợi thời gian trả lời.
Quay trở lại những năm 90 cuối thế kỷ trước, dự ándệt may, sau đó là da giày được nhiều địa phương nhiệt tình chào đón. Song quá trình đô thị hóa nông thôn trong 10 - 15 năm gần đây đã khiến dệt may, da giày không còn là lĩnh vực được địa phương ưu ái khi vẫn chỉ gia công đơn thuần. Chưa kể, các công đoạn chính giúp tạo ra giá trị gia tăng lớn cho ngành này (như dệt nhuộm hay thuộc da) có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bởi vậy, các dự án dệt nhuộm mà phần lớn trong đó vẫn phải sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu, đã bị địa phương từ chối thẳng thừng.
Thực trạng trên khiến dệt may và da giày Việt Nam, dù có những bước phát triển so với khởi đầu, nhưng chưa thể đột phá theo kiểu “nhảy vọt về chất” như Hàn Quốc đã làm.
Không có sự chuyển biến về chất, thì việc hưởng được nhiều hơn lợi ích từ các cơ hội trong các FTA nói chung là không dễ, nhất là với những FTA có yêu cầu cao như EVFTA.
Về lợi thế trong sản xuất của Việt Nam, ông Toru Kinoshita, nguyên Tổng giám đốc Toyota Việt Nam từng nhận xét, lao động của Việt Nam có tay nghề tốt, nhưng điều này không phổ biến ở số đông và trên mọi lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao.
Thực tế cũng cho thấy, bất lợi của nhiều nhà cung ứng tại Việt Nam là sự hạn chế về kỹ năng, trình độ chuyên môn sâu của người lao động khi sản xuất những chi tiết, mặt hàng phức tạp, hay đòi hỏi tay nghề cao trong khi nhiều nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Vì thế, việc nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 20-40% đã không dễ, chứ chưa nói đến các mốc đòi hỏi trình độ công nghệ cao hơn, chất xám nhiều hơn.
Ở đây còn chưa tính tới chuyện khi sản xuất được các chi tiết, nguyên phụ liệu đó, thì có cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan hay Hàn Quốc về chi phí sản xuất hay không. Vì thế, cũng không dễ đáp ứng yêu cầu xuất xứ "từ vải" trong EVFTA để gia tăng hàm lượng sản xuất tại Việt Nam nhằm tạo thêm công ăn việc làm trong nước nếu xét trên góc độ giá trị thặng dư mà Việt Nam thu được.
Cách đây gần 20 năm, lãnh đạo Bộ Công nghiệp cũng đã nhìn nhận rằng, trong tương lai, không có sản phẩm nào có thể sản xuất với công nghệ thấp. Điều đó cho thấy, nếu không bước lên nấc thang cao hơn khi tham gia dây chuyền sản xuất hay tạo giá trị gia tăng cho riêng mình, thì lợi thế nhân công giá rẻ hay lợi thế tay nghề cao cũng không thể tạo đột phá trong bối cảnh cả đầu vào và đầu ra đều không có ở Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam có khả năng đưa công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, vượt trội trên thị trường hay không?
Muốn vượt trội thì rất cần tinh thần lao động hăng say, bộ óc sáng tạo. Như vậy, mới hy vọng sản xuất trong nước sẽ chuyên nghiệp hơn, có hàm lượng chất xám cao hơn và có thể đột phá. Nhưng con đường này chắc sẽ rất dài.