当前位置:首页 > Thể thao

【lịch bóng tối nay】Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia: Cần sự phối hợp hiệu quả hơn từ các bộ, ngành

ca

Cán bộ Hải quan Hà Nội hỗ trợ DN hoàn thiện thủ tục XNK

Xung quanh vấn đề này,ựchiệnCơchếmộtcửaquốcgiaCầnsựphốihợphiệuquảhơntừcácbộngàlịch bóng tối nay phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trần Hiệu - Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan.

* PV: Nhiều người đánh giá, Cơ chế một cửa quốc gia (tiến tới Cơ chế một cửa ASEAN) là một bước cải cách quan trọng, phù hợp xu thế hội nhập kinh tế. Việc triển khai các cơ chế này đã có những bước tiến như thế nào, thưa ông?

- Ông Nguyễn Trần Hiệu:Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong thời gian vừa qua đã đảm bảo đúng kế hoạch, chất lượng. Đến nay, đã có 9 bộ, ngành tham gia kết nối và thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 28 thủ tục hành chính của 8 bộ còn lại đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, với tổng số 55.026 bộ hồ sơ. Đặc biệt, trong lĩnh vực vận tải và logistic đã có 2.681 doanh nghiệp (DN) thực hiện khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, với tổng số 30.302 hồ sơ.

Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã thực hiện kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước gồm: Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Từ ngày 26/10/2015, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 kết nối thử nghiệm để trao đổi Chứng nhận xuất xứ mẫu D.

Hiện tại, 5 nước thành viên (bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) công bố đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho việc kết nối Cơ chế một cửa ASEAN khi nghị định thư về khung pháp lý chính thức được toàn bộ 10 nước thành viên phê chuẩn.

* PV: Việc kết nối các thủ tục hành chính vào Cơ chế một cửa quốc gia giữa các bộ, ngành đã mang lại lợi ích gì cho cộng đồng DN, thưa ông?

ong hieu

Ông Nguyễn Trần Hiệu

- Ông Nguyễn Trần Hiệu:Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho DN như giảm thời gian làm thủ tục hành chính, xin cấp phép. Theo công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam, khi áp dụng thực hiện cơ chế, DN sẽ rút ngắn được khoảng 4/5 thời gian làm thủ tục.

Đối với thủ tục hành chính của các bộ, ngành, khi triển khai thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia, rút ngắn được khoảng từ 15% - 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, khi triển khai đầy đủ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 trên Cơ chế một cửa quốc gia, ước tính hầu hết bộ hồ sơ do DN phải nộp/xuất trình sẽ được đơn giản hóa và điện tử hóa; qua đó giảm thời gian và chi phí cho chuẩn bị chứng từ, hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN góp phần thúc đẩy cơ quan nhà nước và DN chuyển đổi phương thức hoạt động sang môi trường điện tử, môi trường kinh doanh và hành chính chủ yếu phi giấy tờ. Đây cũng là mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.

* PV: Mặc dù đạt kết quả tích cực, song thống kê mới đây cho thấy, sự vào cuộc của các bộ, ngành còn hạn chế. Theo ông, đâu là nguyên nhân? Thời gian tới cần có giải pháp gì để thu hút DN tham gia Cơ chế một cửa quốc gia hơn nữa?

- Ông Nguyễn Trần Hiệu:Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia trong thời gian vừa qua vẫn còn một số hạn chế như: Số lượng thủ tục hành chính thực tế triển khai còn hạn chế so với tổng số các thủ tục hành chính do các bộ, ngành quản lý. Theo ước tính, số thủ tục hành chính hiện đang thực hiện chỉ chiếm gần 30% số thủ tục hành chính cần giải quyết khi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện nay, vẫn còn sử dụng hồ sơ chứng từ giấy nhiều.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, ngành khác nhau. Các quy định pháp lý chưa thay đổi kịp. Cơ chế đầu tư tài chính để xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan quản lý chuyên ngành còn phức tạp, chưa theo kịp tiến độ triển khai của các bộ, ngành.

Hơn nữa, việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đang trong giai đoạn đầu, cán bộ, công chức của một số bộ, ngành và DN còn bỡ ngỡ nên khó tránh khỏi tình trạng quy trình xử lý và phối hợp triển khai thực hiện trên hệ thống còn chưa thực sự đồng bộ.

Nhằm tạo thuận lợi và thu hút DN tham gia Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, tổ chức nhiều khóa đào tạo không chỉ cho DN mà cho cả cán bộ, công chức của các bộ, ngành thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đồng thời, ngành Hải quan cũng phối hợp, từng bước hoàn thiện hướng dẫn quy trình, thủ tục và công văn chấn chỉnh để đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ, ngành được đồng bộ.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Bảo Châu - Ngọc Linh

分享到: