【trận đấu burnley】Vụ 100 du khách bỏ trốn ở Hàn Quốc: Phải xin ý kiến 2 Bộ khi xử lý doanh nghiệp

Tại cuộc họp báo chiều 16/8,ụdukháchbỏtrốnởHànQuốcPhảixinýkiếnBộkhixửlýdoanhnghiệtrận đấu burnley phóng viên VietNamNet có đặt câu hỏi với Sở Du lịch TP.HCM về quá trình xử lý các doanh nghiệp lữ hành đã để 32 khách (trong số 100 du khách) bỏ trốn ở lại Hàn Quốc hồi tháng 10/2022, 

Thông tin về vấn đề trên, ông Nguyễn Minh Lý, Chánh Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM, cho biết, việc xử lý 4 doanh nghiệp vượt quá thẩm quyền của thanh tra Sở. Cơ quan này đã chuyển hồ sơ vụ việc lên UBND thành phố. 

Hiện, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và Bộ VH-TT-DL để xin hướng dẫn việc xử phạt với 4 công ty nêu trên.

"Trong thời gian tới, sẽ có văn bản trả lời từ 2 Bộ tới UBND thành phố. Nếu xử phạt các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới xã hội, con người", ông Lý nói.

Sân bay quốc tế Yangyang (Nguồn ảnh: Korea.net)

Trước đó, như đã thông tin, ngày 25/10/2022, Bộ Ngoại giao xác nhận khoảng 100 người Việt bị mất liên lạc sau khi nhập cảnh Hàn Quốc và sẵn sàng triển khai biện pháp bảo hộ công dân. Những công dân này mất liên lạc sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang, tỉnh Gangwon.

Trong văn bản báo cáo về sự việc tới UBND TP.HCM, Sở Du lịch TP.HCM cho biết, 100 du khách này từ nhiều công ty du lịch khác nhau. Các công ty lữ hành này đều ký hợp đồng vận chuyển với 1 hãng hàng không là Công ty CP Kovic Việt Nam - GSA Fly Gangwon Airlines (trụ sở tại Hà Nội), là đơn vị duy nhất được tổ chức chuyến bay đưa khách đến đảo Yangyang, tỉnh Gangwon.

Sở Du lịch cũng xác nhận, trong 100 du khách bị mất liên lạc có 32 khách của các công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM, bao gồm: 23 khách của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Top Ten; 3 khách của Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam Vietravel; 3 khách của Công ty CP Du lịch Top Asian; 3 khách của Công ty CP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn.

Sở Du lịch đã đề nghị UBND thành phố xử phạt 4 công ty lữ hành nói trên về hành vi "Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật" theo Nghị định 45 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Khung hình phạt cho hành vi này từ 80 - 90 triệu đồng.

2 công ty là Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Top Ten; Công ty CP Du lịch Top Asian bị đề nghị xử phạt thêm hành vi "Không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định". Theo Nghị định 45, hành vi này bị xử phạt từ 20 triệu - 30 triệu đồng.

Đồng thời, Sở Du lịch cũng đề nghị UBND TP.HCM áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, với hình thức bổ sung: “Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 - 18 tháng đối với các công ty trên".

Theo Sở Du lịch, từ vụ việc nói trên, cần xử lý nghiêm, khẩn trương để tránh những hậu quả phát sinh. Đồng thời phối hợp với Công an thành phố, Bộ Công an để xử lý các doanh nghiệp lữ hành vi phạm, điều tra, triệt phá đường dây có dấu hiệu tổ chức khách đi du lịch nước ngoài rồi trốn lại, làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế và ảnh hưởng mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

Hồ Văn - Trần Chung 

Đà Nẵng tạm dừng hoạt động khu du lịch có trẻ bị đuối nướcCơ quan chức năng đã yêu cầu khu du lịch Thời Nay (Đà Nẵng) tạm dừng hoạt động sau khi xảy ra vụ đuối nước khiến một trẻ em tử vong.
Ngoại Hạng Anh
上一篇:Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
下一篇:Hãy vượt qua cơn “say nắng”