【tỉ số bayern】Doanh nghiệp có cơ hội hồi sinh khi nguồn lực dần cạn kiệt
Trao đổi với luật sư Đặng Thành Chung - Giám đốc Công ty luật An Ninh (AnNinhLaw), về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, theo Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ, luật sư cho rằng, trong điều kiện các nguồn lực dự trữ của doanh nghiệp đang cạn dần, sức chống chịu suy giảm, thì chính sách hỗ trợ như một liều thuốc “cứu sống” doanh nghiệp.
PV:Như ông đã biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Xin ông cho biết ý nghĩa của nghị quyết này trong bối cảnh hiện nay là gì?
Ls Đặng Thành Chung |
Ls Đặng Thành Chung: Hiện nay, dịch Covid-19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề và đang trong điều kiện rất khó khăn trước đó, nay lại tiếp tục phải hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh để đảm bảo giãn cách xã hội thực hiện mục tiêu phòng chống dịch. Do đó, trong điều kiện hoàn cảnh này, các nguồn lực dự trữ đang cạn dần, sức chống chịu của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp tục suy giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm thì việc hỗ trợ về thuế, phí như một liều thuốc “cứu sống” doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng Nghị quyết 105 năm 2021 của Chính phủ, với sự tham gia hợp lực, đồng bộ của các bộ, ngành là hết sức cần thiết, kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới.
PV:Tại nghị quyết này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Tuy nhiên, có thêm một yêu cầu mới đó là chính sách giảm thuế. Theo ông, việc giảm thuế này nên tập trung những đối tượng nào?
Ls Đặng Thành Chung: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động, từ bỏ thị trường, phá sản, kể cả các doanh nghiệp đang làm ăn tốt, hoặc hoạt động bình thường thì chi phí sản xuất, kinh doanh cũng bị đội lên khá cao, khiến lợi nhuận giảm mạnh.
Do đó, khi áp dụng chính sách giảm thuế, nên cân nhắc cụ thể đến đối tượng được giảm và loại thuế được giảm. Cụ thể, về đối tượng, cần dựa trên các quy định về đối tượng được hưởng chính sách giãn, giảm thuế đã được ban hành trước đó, lưu tâm đến những doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội, hoặc kinh doanh những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề như du lịch, ăn uống, thể thao, vui chơi, giải trí, vận tải…
Về loại thuế được giảm cũng cần xem xét kỹ, nếu ngừng hẳn hoạt động thì nên áp dụng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Hoặc doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh cao thì giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…
PV:Để thực hiện nghị quyết này, hiện Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục liên quan. Theo ông, ngoài việc ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ quan thuế cần phải làm gì để đưa chính sách này vào cuộc sống?
Ls Đặng Thành Chung:Để chính sách đi vào cuộc sống, các cục thuế, chi cục thuế và cán bộ thuế phụ trách trực tiếp cần chủ động liên hệ với người nộp thuế để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đồng thời, cơ quan thuế cần gửi tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền các hình thức nộp hồ sơ đề nghị hưởng các chính sách thuế, linh hoạt trong việc xử lý hồ sơ đề nghị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người nộp thuế. Ưu tiên bố trí cán bộ tập trung nhanh chóng giải quyết các hồ sơ đề nghị; khuyến khích người nộp thuế gửi hồ sơ bằng hình thức điện tử để đảm bảo nhanh chóng và an toàn trong phòng, chống dịch.
PV:Qua việc triển khai Nghị định 41/2020/NĐ-CP, Nghị định 52/2021/NĐ-CP thì thấy rằng, người nộp thuế thường để đến sát thời điểm hạn chót theo quy định mới thực hiện các thủ tục xin gia hạn. Ông có lời khuyên gì đối với cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế?
Ls Đặng Thành Chung:Việc thực hiện nộp hồ sơ đề nghị để hưởng các chính sách thuế là quyền lợi của doanh nghiệp và người nộp thuế, có ý nghĩa tích cực trong việc quay vòng vốn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cũng như người nộp thuế cần rà soát lại tình hình tài chính của mình, nếu phát hiện có khó khăn về tài chính thì nên chủ động liên hệ nộp hồ sơ đề nghị hưởng các chính sách thuế, để tạo cơ hội sử dụng tài chính hiện có phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục này rất tiện lợi và dễ dàng, thủ tục và hồ sơ nhanh gọn, doanh nghiệp, người nộp thuế hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng, nếu vướng mắc có thể liên hệ với cơ quan thuế, cán bộ thuế phụ trách khu vực để nhận hỗ trợ tối đa. Tôi cho rằng, thực hiện thủ tục này chính là doanh nghiệp, người nộp thuế đang tự đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình.
PV:Xin cảm ơn ông!
Đến hết năm 2021 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể sau: - Lũy kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. - Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
Nhật Minh (thực hiện)