“Bộ Tài chính đã ghi điểm, như một đầu tàu kéo quá trình này tăng tốc”, ông Nguyễn Minh Phong cho hay.
PV: Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế với nhiều kết quả cụ thể như cắt giảm được 2.800 đầu mối từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội) ở địa phương; tinh giản gần 3.500 biên chế. Ông đánh giá thế nào về nỗ lực đó của ngành Tài chính?
Ông Nguyễn Minh Phong: Quá trình chủ động sắp xếp của Bộ Tài chính là đúng hướng, theo đúng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả. Đây là xu hướng đúng, Bộ Tài chính đã thực hiện rất tốt, có thể coi là một trong những bộ, ngành đi đầu và chủ động trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bộ Tài chính đã ghi điểm, như một đầu tàu kéo quá trình này tăng tốc.
Đây là hướng đi đúng, bởi nếu chỉ tinh giản biên chế, giữ nguyên bộ máy thì sau này có thể sẽ lại lấy người lấp đầy vào bộ máy ấy. Khi bộ máy được tinh gọn, sau đó giảm dần biên chế, sẽ giải quyết căn bản tình trạng bộ máy dư thừa. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, cần “giữ mức trần”, nghĩa là giữ được số lượng biên chế của ngành không tăng, đồng thời phấn đấu đến năm 2021 tiếp tục giảm tối thiểu 10% chỉ tiêu biên chế được giao so với năm 2015 như mục tiêu đề ra.Ông Nguyễn Minh Phong
Tinh gọn bộ máy là vấn đề khó và nhạy cảm, tuy nhiên, Bộ Tài chính đã làm tốt công tác chuẩn bị, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và hành động.
Tôi cho rằng, trong thời gian tới, nếu Bộ Tài chính hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước được giao trong năm 2018 và các năm tiếp theo, sẽ là câu trả lời đúng đắn nhất đối với công tác cải cách, tinh gọn bộ máy của Bộ. Nó sẽ trở thành bài học, là chuẩn mực cho các bộ, ngành tham khảo.
Với kết quả ban đầu này, tôi tin rằng, Bộ Tài chính sẽ có những đóng góp tích cực hơn vào quá trình đổi mới bộ máy, cải cách thể chế và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ.
PV: Ngành Tài chính với các cơ quan như thuế, hải quan, kho bạc có rất nhiều thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Theo ông, cần phải làm gì để ngành Tài chính đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong bối cảnh số lượng công chức giảm?
Ông Nguyễn Minh Phong: Khi giảm đầu mối phải nghĩ đến việc không ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Lời giải chính là Chính phủ điện tử, điện tử hóa các quy trình, thủ tục và áp dụng cơ chế một cửa.
Hiện nay, công tác kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện nhiều thủ tục khác của ngành Tài chính đã được tiến hành theo phương thức điện tử. Đây là phương thức hỗ trợ cho việc tinh gọn bộ máy, cũng như giảm bớt nhũng nhiễu, tiêu cực khi cán bộ, công chức không tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cần phải coi trọng hơn nữa việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa ở các đơn vị đầu mối.
Nói cách khác, khi bớt người, bớt đầu mối thì phải nâng tầm về nguồn nhân lực. Nếu trong quá trình tinh giản biên chế, trong 3 người chọn 1 người giỏi nhất vào một vị trí, thì rõ ràng năng lực phục vụ sẽ tăng.
Tôi cho rằng, Bộ Tài chính cùng với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả, cần phải tiếp tục tiến trình hiện đại hóa và nâng cao chất lượng từng vị trí việc làm. Được biết, Bộ Tài chính đã đề ra lộ trình sắp xếp tinh gọn bộ máy đến năm 2021. Đây là điều hết sức cần thiết, song cũng cần quyết liệt trong thực hiện để tạo sự nhất quán, làm tới cùng, không hình thức, nửa vời.
PV: Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiều lần nêu ý kiến trước các diễn đàn rằng bộ máy cứ phình ra thì không thể cắt giảm chi, do đó, cần sự phối hợp của các cấp, các ngành và địa phương để tinh giản biên chế. Ông nhận định ra sao về điều này?
Ông Nguyễn Minh Phong: Để giảm quỹ lương, giảm chi thường xuyên cho bộ máy, ngoài việc sắp xếp tinh gọn bộ máy và giảm biên chế, cần phải định vị rõ vị trí việc làm, từ đó xác định được nhu cầu sử dụng cán bộ công chức. Có thể nói đây là giải pháp căn cơ để giảm biên chế. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, như nỗ lực vừa qua của Bộ Tài chính là một ví dụ.PV: Có ý kiến cho rằng, GDP sẽ được cải thiện khi giảm bộ máy và biên chế. Nhận định này có cơ sở hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Phong: Khi bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thì đương nhiên quản lý nhà nước sẽ suôn sẻ. Ước tính, bộ máy hành chính chiếm 2/3 tổng năng suất lao động, nếu tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng GDP và tăng thu về cho ngân sách.
PV: Xin cảm ơn ông!Minh Anh (thực hiện)
顶: 64踩: 842
【kèo real sociedad】Bộ Tài chính đi đầu, chủ động sắp xếp, tinh gọn bộ máy
人参与 | 时间:2025-01-24 23:52:55
相关文章
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Công ty cổ phần Du lịch
- Khánh thành 2 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo phường Thuận Lộc
- Trao sinh kế cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
- Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- Xem trực tiếp Maroc vs Bồ Đào Nha ở kênh nào
- Chủ tịch Hội đồng quản trị IDJ bị phạt do báo cáo không đúng quy định
- Kết quả bóng đá World Cup 2022 hôm nay 10/12: Bồ Đào Nha bị loại
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Xả cuối phiên, VN
评论专区