【bong đa lưu】Vướng mắc khi thực hiện Thông tư 37 của Bộ Công Thương

时间:2025-01-10 15:29:45 来源:Empire777

vuong mac khi thuc hien thong tu 37 cua bo cong thuong

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH TM XNK Thuyên Nguyên. (Ảnh: Công Danh)

Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5-11-2009 của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt,ướngmắckhithựchiệnThôngtưcủaBộCôngThươbong đa lưu các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may.

Qua 6 năm thực hiện qui định này đã phát sinh rất nhiều bất cập đòi hỏi phải sửa Thông tư để tránh gây khó khăn cho DN, đồng thời thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 19 theo hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

Ban hành thông tư sửa đổi

Ngày 30-10-2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sảm phẩm dệt may (thay thế Thông tư 32/2009/TT-BCT ngày 5-11-2009), có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12-2015. Thực chất nội dung Thông tư 37 này ra đời nhằm hướng dẫn cụ thể trình tự thủ tục thực hiện cũng như hướng dẫn các tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước về hàm lượng formaldehyt và amin thơm nói trên. Bên cạnh đó Thông tư cũng quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh là giới hạn trong những sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam mới thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng nhà nước, điều này nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ nước ta từng bước tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 37/2015/TT-BCT quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh: “Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Vướng mắc khi thực hiện

Tuy nhiên từ khi thông tư có hiệu lực thi hành thì tất cả các loại hình nhập khẩu với hàng hóa là sản phẩm dệt may điều bị điều chỉnh bởi Thông tư 37 này với mã tiêu chí phân luồng ghi: “Giấy kiểm tra chất lượng theo Thông tư 37/2015/TT-BCT”. Nghĩa là theo yêu cầu quản lý chuyên ngành thì phải thực hiện việc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin trên tất cả các sản phẩm dệt may nhập khẩu có đúng mức giới hạn theo quy định của thông tư hay không. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho cơ quan hải quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Trao đổi ý kiến

Từ những vướng mắc trong cách hiểu và áp dụng khoản 1, Điều 1 Thông tư 37 nêu trên vào thực tế, Tổng cục Hải quan đã có công văn trao đổi với Bộ Công Thương về thực hiện Thông tư 37/2015/TT-BCT. Ngày 21-1-2016, Bộ Công Thương có công văn số 724/BCT-KHCN trả lời, trong đó giải thích rõ nội dung của khoản 1, Điều 1 Thông tư 37: “Như vậy các sản phẩm không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam và các sản phẩm không quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này không phải đối tượng điều chỉnh của Thông tư, hay nói một cách khác các sản phẩm này không phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định của Thông tư”.

Theo nội dung công văn của Bộ Công Thương: “Thông tư 37/2015/TT-BCT không quy định đối với các đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư để đảm bảo nguyên tắc "cho phép làm những gì luật không cấm””.

Công văn số 724 nêu trên còn đưa ra 2 trường hợp áp dụng đối với các đối tượng là các mặt hàng, sản phẩm, nguyên liệu dệt may nhập khẩu theo các hình thức gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, các sản phẩm là nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất: Nếu các sản phẩm này không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, trường hợp này được hiểu theo nội dụng tại khoản 1, Điều 1 Thông tư 37; còn nếu sau khi xuất khẩu còn dư, không đạt yêu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong nước thì phải kiểm tra theo quy định, trường hợp này thực hiện theo đúng nội dung khoản 1, Điều 11 Thông tư 37.

Với nội dung trả lời của Bộ Công Thương tại công văn số 724/BCT-KHCN thì đã rõ phạm vi điều chỉnh các sản phẩm, nguyên liệu dệt may nhập khẩu của một số loại hình cũng như đối tượng là doanh nghiệp chế xuất thì không phải kiểm tra. Còn lại khi đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 37 nói trên.

推荐内容