当前位置:首页 > Thể thao

【ltđ v league 2023】Bộ Tài chính lấy ý kiến các quy định về tài chính đất đai

Hội nghị có sự tham dự của đại diện nhiều bộ,ộTàichínhlấyýkiếncácquyđịnhvềtàichínhđấtđltđ v league 2023 ban, ngành ở Trung ương, đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại các điểm cầu trực tuyến và các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học.

Thu từ đất đai khoảng 160.000 tỷ đồng/năm

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận cho ý kiến trước khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổ chức xin ý kiến Nhân dân về dự thảo luật này. Trong đó, Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật đối với các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bộ Tài chính lấy ý kiến các quy định về tài chính đất đai
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi phát biểu khai mạc hội nghị.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thảo luận về các quy định liên quan đến vấn đề tài chính đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề khác có liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, sau gần 10 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai nói chung và tài chính đất đai nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo lập hành lang pháp lý tương đối đồng bộ, chặt chẽ cho việc huy động, khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

“Trong đó, chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện, là cơ sở để huy động các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Số thu từ đất đai giai đoạn từ năm 2013 - năm 2020 trung bình khoảng gần 160.000 tỷ đồng/năm, chiếm trung bình khoảng hơn 15% tổng thu ngân sách nhà nước”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay.

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Chính sách đất đai về nhà ở xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Khung giá đất và bảng giá đất được xây dựng theo quy định, có tính đến giá đất phổ biến trên thị trường.

Hiến kế các quy định về tài chính đất đai

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nhưng sau thời gian gần 10 năm thi hành, các quy định tại Luật Đất đai năm 2013, trong đó có các quy định về tài chính đất đai chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2021 của Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ ra một số hạn chế.

Bộ Tài chính lấy ý kiến các quy định về tài chính đất đai
Hội nghị có sự tham dự của nhiều cơ quan, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế.

Dự thảo Luật gồm 16 chương, 236 điều; trong đó có 1 chương (18 điều, từ Điều 147 - Điều 164) quy định về vấn đề “Tài chính về đất đai, giá đất”, quy định các nguyên tắc, nội dung cơ bản về các khoản thu tài chính từ đất đai và giá đất như: Các khoản thu từ đất đai; Điều tiết nguồn thu từ đất; Căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án; Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nguyên tắc, phương pháp định giá đất; Bảng giá đất; Giá đất cụ thể…

Ngoài ra, dự thảo Luật còn có các quy định không phải về tài chính về đất đai nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề này như: Phân loại đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận (cấp giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; bồi thường, giải phóng mặt bằng,…

Đặc biệt, dự thảo Luật đề cập đến nhiều khái niệm mới như “Quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất”, “Đất sử dụng đa mục đích”, giá đất theo “vùng giá trị”, “thửa đất chuẩn”, “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không”... liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, các nội dung nêu trên đều là các vấn đề lớn, có tác động sâu, rộng đến nhiều mặt, nhiều tầng lớp, thành phần xã hội. Vì vậy, theo sự phân công của Chính phủ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị nhằm lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức để làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến tài chính đất đai quy định tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Cục Quản lý công sản (là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến tài chính đất đai cũng như các nội dung quy định khác có liên quan tại dự thảo Luật Đất đai) đã nêu cụ thể về các nội dung quy định tại dự thảo Luật và các nội dung khác liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính./

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi:

Các vấn đề tài chính đất đai tác động sâu rộng tới xã hội

"Các nội dung về tài chính đất đai đều là các vấn đề lớn, có tác động sâu, rộng đến nhiều mặt, nhiều tầng lớp, thành phần xã hội. Vì vậy, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị nhằm lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức để làm rõ thêm một số nội dung liên quan"- Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi.

分享到: