【lich thi đau c2】Lại chuyện sợ... thăng hạng

作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 02:01:44 评论数:

Cả Viettel và CLB Bóng đá Huế (trắng) đều còn 2 lượt trận nhưng cơ hội thăng hạng của cả hai không còn nhiều

Bệnh nhà nghèo

Bắt đầu từ lượt về,ạichuyệnsợthănghạlich thi đau c2 trên bảng xếp hạng (BXH) liên tục có sự thay đổi ngôi đầu của 3 “ông lớn” là Viettel, Nam Định và CLB Bóng đá Huế. Nếu như ở vòng 9, đội bóng xứ Huế đánh mất ngôi đầu bảng thì sang vòng đấu tiếp theo, họ trở lại vị trí dẫn đầu BXH chỉ bằng trận hòa 1 - 1 trước Viettel, rồi lại “nhường” ngôi vị số 1 cho Nam Định ở vòng 11. Điều này tưởng chừng tạo ra kịch tính nhưng lại đặt ra dấu hỏi lớn cho người hâm mộ.

Những năm gần đây, hội chứng “sợ” thăng hạng là điều có thật ở sân chơi hạng Nhất. So với các đội bóng đang chơi cùng mùa giải, Viettel có tiềm lực kinh tế nhất và cũng được nhiều chuyên gia “chấm điểm” cao nhất cho suất thăng hạng. Thế nhưng, trái với dự đoán của người hâm mộ, đoàn quân của HLV Nguyễn Hải Biên lại thi đấu “thiếu lửa” suốt nhiều trận gần đây. Chủ tịch Hội cổ động viên Thể Công - Lương Quang Huy (hội CĐV chính thức của Viettel) tiết lộ thông tin là đội vẫn mong muốn được chơi thêm một năm ở hạng Nhất để cầu thủ cọ xát do tuổi đời còn quá trẻ và cũng để có sự chuẩn bị kỹ hơn khi chơi ở V-League. Điều này cho thấy, Viettel gần như "nói không" với ngôi vô địch hạng Nhất mùa này.

Ngay từ đầu mùa giải, cả Bình Phước và CLB Bóng đá Huế đều chỉ đặt mục tiêu lọt vào top 3. Vì vậy, không khó hiểu khi các đội bóng để xảy ra tình trạng chung là nối tiếp những trận thắng trên sân nhà bằng một trận thua hoặc hòa. Rõ ràng, chiến thắng là mong muốn của tất cả các đội bóng, nhất là các đội đứng trước cơ hội thăng hạng. Tuy nhiên, nhìn những vòng đấu gần đây, người hâm mộ không khỏi chạnh khi sân chơi hạng Nhất có hiện tượng sợ... thăng hạng. Các “ông lớn” không muốn đánh mất vị trí khỏi top 3, nhưng chính họ cũng “do dự” khi nhắc đến chuyện vô địch và thăng hạng.

Thật ra, sợ vô địch là căn bệnh của của những đội bóng “nhà nghèo” khi nếu lên hạng thì phải có tiền tỷ trong tay để tăng lương cho cầu thủ, thuê cầu thủ ngoại, tập huấn nước ngoài… cho “bằng chị bằng em”. Tất cả không thể “trông cậy” vào ngân sách Nhà nước mà phải tìm được nhà tài trợ, song, điều này là không hề dễ. Vì vậy, sợ vô địch là điều chẳng đội bóng nào muốn nhưng đều mắc phải khi “túi tiền” khó khăn.

Và câu chuyện của Huế

Ở giải hạng Nhất, CLB Bóng đá Huế là đội bóng được đánh giá khá cao và luôn được xếp vào hàng ứng cử viên cho chức vô địch. Rõ ràng, cách nhìn nhận của các chuyên gia và người hâm mộ là không sai khi ở lượt đi, họ là đội bóng dẫn đầu BXH.

Tuy nhiên, trái với thực lực của những chân sút Cố đô, nỗi lo “cơm - áo - gạo - tiền” luôn buộc đội bóng phải "suy nghĩ lại" khi bước vào thi đấu các trận lượt về. Nếu ở lượt đi, CLB Bóng đá Huế chưa hề nếm mùi thất bại thì ở 4 vòng đấu vừa qua của lượt về, họ vỏn vẹn chỉ có 1 trận thắng 3 - 0 trước Đồng Tháp. Càng lo lắng hơn, khi sau vòng đấu đầu tiên ở lượt về, đội bóng miền Hương Ngự chia tay tiền đạo đầy kinh nghiệm Quang Nam. Sự ra đi của chân sút có chiều cao số 1 đội bóng xứ Huế (1m80) khiến nhiều người “đoán già đoán non” rằng CLB Bóng đá Huế đã “buông tay” trong cuộc đua giành suất lên hạng.

Thực tế, sau vòng 12, ưu thế thăng hạng gần như thuộc về Nam Định, tuy nhiên cánh cửa vẫn chưa đóng với CLB Bóng đá Huế trong trường hợp đội chủ sân Tự Do thành công ở hai trận đấu còn lại và Nam Định “sẩy chân” ở lượt trận cuối cùng. Song, với người hâm mộ, cơ hội đó là chuyện đáng hoài nghi.

Từ khi Huda Huế chấm dứt tài trợ, đội bóng Cố đô vẫn chưa tìm được nhà đầu tư mới để đảm bảo tài lực vươn đến sân chơi danh giá của Việt Nam. Vì thế, “kịch bản” chung nhiều năm của đội bóng xứ Huế là “xuống sức” ở lượt về. Còn nhớ mùa giải hạng Nhất năm 2015, khi đã vượt lên cả TP. Hồ Chí Minh (hiện tại là Sài Gòn FC và TP. Hồ Chí Minh) và Hà Nội trong cuộc đua giành ngôi vô địch, nhưng ở những vòng đấu cuối, phong độ đội chủ sân Tự Do sa sút khó hiểu và chỉ giành được ngôi vị á quân.

Trao đổi với lãnh đạo ngành thể thao về tương lai đội bóng năm nay, họ vẫn bỏ ngỏ câu trả lời thăng hạng với lý do chưa có nhà đầu tư và rất khó để lên hạng bằng ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, những lần hỏi chuyện HLV Trưởng đội bóng Cố đô - Nguyễn Đức Dũng, ông vẫn giữ nguyên câu trả lời là đội bóng sẽ thi đấu hết mình để cống hiến người hâm mộ, còn chuyện thăng hạng sẽ để "ban, ngành liên quan tính toán". Tuy nhiên, vị thuyền trưởng cũng thừa nhận việc lên hạng là mong muốn suốt nhiều năm qua nhưng vì thiếu nguồn lực.

Bóng đá là môn thể thao lắm sự bất ngờ và khắc nghiệt, trong đó thiếu kinh phí cũng là sự khắc nghiệt thường xuyên được nhắc tới. Nhiều đội bóng khao khát góp mặt ở sân chơi danh giá nhất bóng đá Việt Nam nhưng qua mỗi mùa giải “đỏ” mắt tìm nhà tài trợ không được, họ lại quay về nỗi lo sợ thăng hạng. Mùa giải 2017 sắp trôi qua và cơ hội cho các đội bóng vẫn còn, trong đó có CLB Bóng đá Huế. Chỉ sợ rằng họ lại tiếp tục mắc căn bệnh sợ vô địch vì thăng hạng cần lắm nguồn chi tiêu.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

最近更新