【lịch thi đấu bóng đá ngoại hạng hôm nay】Tận dụng cơ hội xuất khẩu nông sản từ CPTPP và EVFTA
Tiềm năng đan xen thách thức
Theo đánh giá của các chuyên gia, cơ hội lớn nhất khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định Ðối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA) là cam kết về thuế, giúp mở rộng thị trường…
Điển hình, trong khuôn khổ CPTPP, các nước thành viên cắt giảm trên 48% dòng thuế nông nghiệp về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau 10 năm, riêng Úc, New Zealand và Singapore thì hầu hết các dòng thuế nông sản về 0% ngay năm đầu tiên. Các nước đã có FTA với Việt Nam gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN, hầu hết các dòng thuế cũng sẽ giảm sâu về 0% trong thời gian ngắn.
TS Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT) cho biết, các nước thành viên CPTPP, EU và các nước ASEAN khác là các thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, hiện chiếm 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (2018) và tăng trưởng 5,4%/năm.
Tham gia các hiệp định này giúp nông sản Việt Nam tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan như giúp đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa; tiếp cận tốt hơn với công nghệ, cải thiện năng lực quản lý, khẳ năng tự đổi mới của doanh nghiệp (DN)...
Ví dụ, EVFTA được thông qua và ký kết sắp tới dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu cá tra sang EU bởi 2 sản phẩm chủ lực là: cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS 030432) thuế sẽ giảm từ 9% xuống 0% sau 3 năm; cá tra phile đông lạnh (HS 030462) sẽ giảm từ 5,5% xuống còn 0% sau 3 năm EVFTA có hiệu lực. Sản phẩm cá tra đông lạnh (HS 030324) được xóa bỏ thuế trong vòng 3 năm từ mức 8% như hiện nay. Bên cạnh đó, các đối tác trong CPTPP cũng cho Việt Nam xóa bỏ thuế quan ngay và một số ít dòng xóa bỏ sau 2-3 năm với hầu hết sản phẩm thủy sản sơ chế như ca tra, cá ngừ, tôm, thịt cua…
Đối với mặt hàng gỗ, trong CPTPP, 9 nước xóa bỏ thuế quan ngay đối với hầu hết sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm từ 85 - 100% kim ngạch xuất khẩu tùy từng đối tác. Phía EU sẽ có 83% số dòng thuế xóa bỏ ngay, 17% xóa bỏ trong 3 - 7 năm với ván dăm, gỗ dán…
Bên cạnh những cơ hội vàng để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, theo các chuyên gia, nông sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức khi hội nhập. Đó là việc gia tăng cạnh tranh với hàng nhập khẩu do hàng rào thuế dần được cắt giảm. Các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng chặt chẽ và cao hơn khi giảm thuế… Không những vậy, nông nghiệp vẫn gặp những trở ngại về chất lượng, năng lực cạnh tranh, công nghệ chế biến để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khi tham gia các FTA.
Cần thể chế và chính sách minh bạch
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với rất nhiều các FTA được ký kết, DN không sợ các hàng rào thuế quan, không sợ các quy định mới, cái họ cần là hệ thống thế chế, chính sách minh bạch.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, ngành Nông nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội và hạn chế tối đa những bất lợi khi Việt Nam cải cách thể chế và chính sách để tạo thuận lợi thúc đẩy môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và đảm bảo tuân thủ các cam kết… Theo đó, cần phải rà soát kỹ các cam kết có liên quan đến ngành Nông nghiệp, đối chiếu với hệ thống các văn bản và tình hình thực thi chính sách hiện hành để có các giải pháp nhanh chóng điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện tận dụng cơ hội và chủ động đối phó với thách thức từ hội nhập.
Ở góc độ quản lý, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, tham gia các FTA như CPTPP hay EVFTA luôn tạo ra cơ hội và thách thức song hành, đòi hỏi mỗi DN, người dân phải tận dụng, biến bất lợi thành lợi thế.
“Không có ngành hàng nào chỉ toàn lợi thế và ngành hàng nào chỉ toàn bất lợi. Ví dụ, ngành gỗ sẽ mất lợi thế nếu chúng ta không minh bạch hóa nguồn nguyên liệu, không trồng rừng có chứng chỉ. Nói cách khác, nếu khai thác tốt thế mạnh, làm ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn thì không sợ không có thị trường. Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả cho người dân, cộng đồng DN khi hội nhập, hiện Chính phủ đang nỗ lực thực hiện Chính phủ kiến tạo, hành động, các bộ ngành, trong đó có Bộ NN&PTNT đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cung cấp thông tin để người dân, DN nắm bắt thông tin, chủ động hội nhập” - ông Cường khẳng định./.
CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Đối với EVFTA, hiện Việt Nam và EU đang nỗ lực đẩy nhanh các thủ tục cuối cùng để ký kết và phê duyệt hiệp định. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 7 năm. |
Khánh Linh
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/183e299227.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。