您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kết quả giải vô địch na uy】Cổ phần hóa vẫn gặp vướng việc xác định giá trị doanh nghiệp

Nhà cái uy tín3人已围观

简介Hiện các DN CPH đều là các DN có số vốn lớn, trải dài trên phạm vi cả nước, nên quá trình CPH gặp nh ...

cổ phần hóa thoái vốn

Hiện các DN CPH đều là các DN có số vốn lớn,ổphầnhóavẫngặpvướngviệcxácđịnhgiátrịdoanhnghiệkết quả giải vô địch na uy trải dài trên phạm vi cả nước, nên quá trình CPH gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TL.

>> Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cổ phần hóa đang rất chậm

>> Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Đã phát hiện tình trạng thoái vốn cố ý trái pháp luật

Không có quy định, dễ bị quy là lợi ích nhóm

Tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra sáng 16/10, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) đã tham luận nêu những vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, việc CPH, thoái vốn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, trong khi đó có rất nhiều nghị định, nếu 1 bộ không ban hành thông tư hướng dẫn thì việc triển khai sẽ gặp khó khăn. Ông Nguyễn Văn Sửu ví dụ trường hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường không ban hành thông tư hướng dẫn về xác định giá trị sử dụng đất khi tính toán giá trị doanh nghiệp trong quá trình CPH, thì thành phố rất khó thực hiện. “Nếu không làm đúng thì rất dễ bị quy là lợi ích nhóm, vậy thì ai dám làm”, ông Nguyễn Văn Sửu nói.

Theo vị Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, thực hiện CPH DNNN, công tác tổ chức là hết sức quan trọng. Trong đó, công tác tư vấn khi xác định giá trị tài sản khi sắp xếp, CPH, đặc biệt là giá đất, cần phải xác định sát giá thị trường để minh bạch, không để xảy ra lợi ích nhóm. “Ở các thành phố lớn, đụng đến đất đai đều là đất vàng, do đó cần phải có phương án cụ thể”, ông Nguyễn Văn Sửu nói.

Đại diện đến từ Ngân hàng Agribank cho rằng, đơn vị đang gặp khó khăn trong xác định phương án sử dụng đất tại 1 địa phương, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng tới tiến độ CPH nói chung. Với nhiều khó khăn đặc thù, Agribank đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xác định cơ chế đặc thù cho đơn vị. Trong điều kiện khi chưa CPH được, Agribank đề xuất sớm được phê duyệt tăng vốn điều lệ cho ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.

Ông Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, số DNNN phải CPH của thành phố lên đến 38 TĐ, TCT, là các TCT có tài sản rất lớn, lên đến 66 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, thành phố hiện vẫn còn vướng liên quan đến phương án sử dụng đất, trình tự thủ tục rất phức tạp. Do đó, thành phố đã kiến nghị với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ để có hướng dẫn áp dụng chung.

Ông Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT cũng cho biết, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng phương án sử dụng đất, thuê tư vấn…, nếu không kịp thời gian sẽ phải định giá, thuê tư vấn lại. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thêm, hiện nay ngoài việc phải thuê tư vấn xác định giá trị DN, còn phải kiểm toán nhà nước xác định lại giá trị DN trong 6 tháng tiếp theo, nếu không hoàn thành thì phải kéo dài đến 1 năm, nghĩa là qua thời điểm xác định giá trị DN.

Bên cạnh đó, DN còn gặp nhiều vướng mắc khi các nghị định chưa làm rõ khái niệm các thuật ngữ: “cơ quan thẩm quyền cấp trên phê duyệt”; “DN có vốn góp” “DN chi phối”… Hay như thuật ngữ “vốn nhà nước đầu tư vào DN” theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng đang còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa có sự thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng trong triển khai thực hiện, do đó phải rà soát, sửa đổi cho phù hợp.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hiện một số bộ, ngành, địa phương phản ánh còn gặp vướng mắc trong triển khai thực hiện một số nội dung về sắp xếp, phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định giá trị DN, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử, phần vốn nhà nước để CPH, thoái vốn theo quy định.

Đẩy nhanh chỉnh sửa các quy định để gỡ vướng

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, về cơ chế chính sách, ngay sau khi Quốc hội phê duyệt Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành, đảm bảo việc triển khai thực hiện luật được đồng bộ, thống nhất.

Tuy nhiên, vẫn còn một số các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ chưa được ban hành như Quy chế Hoạt động của kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngoài ra, việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính của một số tập đoàn cũng đang chậm so với luật.

“Riêng đối với CPH DN, đa số các DN thuộc Ủy ban thực hiện CPH (công ty mẹ các TĐ, TCT và các DN thành viên) đều là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, tài sản trải dài tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước và cả ở nước ngoài. Do vậy, khi thực hiện CPH, khối lượng công việc, thủ tục phải triển khai nhiều và phức tạp, phụ thuộc nhiều và các cơ quan quản lý ở địa phương. Các DN thuộc Ủy ban CPH đều thuộc diện Kiểm toán nhà nước kiểm toán kết quả xác định giá trị DN. Do vậy, DN không kiểm soát, chủ động được về tiến độ thực hiện. Thực tế tiến độ triển khai CPH các DN đã bị kéo dài hơn so với quy định”, ông Nguyễn Hoàng Anh nói.

Theo Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, các quy định của pháp luật liên quan đến CPH đã được sửa đổi, bổ sung và ngày càng được hoàn thiện, góp phần đảm bảo công tác CPH DNNN được chặt chẽ, không làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nước và phù hợp với thực tế. Song, việc điều chỉnh các quy định cũng có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ triển khai trên thực tế trong thời gian qua. Đặc biệt ở khâu xác định giá trị DN, trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược,… Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong quá trình thoái vốn ở các DN.

“Trong công tác triển khai thực hiện, thời gian qua, quá trình phê duyệt phương án CPH của cơ quan có thẩm quyền mất rất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các đơn vị CPH có quy mô vốn lớn, cần có sự tham gia ý kiến của nhiều bộ, ban, ngành”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho hay.

Nhắc đến những khó khăn trong thực hiện thoái vốn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cho biết, thoái vốn gặp khó khăn do quy mô thị trường còn nhỏ, khó có thể hấp thụ hết toàn bộ số vốn mà DNNN CPH, thoái vốn trong một thời gian nhất định. Nhiều DN thoái vốn có quy mô lớn, phức tạp với các cam kết, ràng buộc với các cổ đông khác như PVI thuộc PVN; DN có hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đang có các tồn tại về tài chính, hay vi phạm bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra nên quá trình triển khai các bước thoái vốn cũng phát sinh khó khăn./.

Minh Anh

Tags:

相关文章