【kq sunderland】Triệt để tiết kiệm, sắp xếp bộ máy để cải cách tiền lương
Tiết kiệm từ nhiều nguồn để cải cách lương
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2022 - 2024, trong đó hướng dẫn về dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương.
Dự thảo thông tư đã quy định rõ về dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công. Theo đó, năm 2022, dự toán chi tiếp tục thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) về thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định.
Ngoài ra, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).
Đáng lưu ý, các cơ quan, đơn vị hành chính ở trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù theo phê duyệt của cấp thẩm quyền tự cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương trong năm 2022 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, NSNN không hỗ trợ thêm.
Các địa phương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập (tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định).
Tiết kiệm phải là việc thật, tiền thật
Trên thực tế, từ nhiều năm nay, trong hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm, Bộ Tài chính luôn đề nghị các đơn vị sử dụng ngân sách triệt để tiết kiệm chi, đặc biệt là chi thường xuyên, dành thêm nguồn để chi cho đầu tư phát triển. Qua thực tế triển khai, đặc biệt là trong năm 2020, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, NSNN phải chi thêm nhiều khoản cấp bách phát sinh, thì càng phải tiết kiệm.
Nhiều địa phương đã thực hiện tiết kiệm thêm chi thường xuyên, ngoài các yêu cầu của Bộ Tài chính, dành thêm nguồn lực để chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, cho cho con người. Ví dụ như TP. Hà Nội năm 2020 đã cắt giảm và tiết kiệm được 3.600 tỷ đồng chi thường xuyên. Trong đó, kinh phí tiết kiệm là 3.356 tỷ đồng; kinh phí cắt giảm cho các hoạt động như hội thảo, hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước lên đến hơn 243 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục bị tác động do dịch Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN, thì tiếp tục phải triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, năm 2021 cũng vậy và năm 2022 không là ngoại lệ.
Bộ Tài chính cũng đã đưa ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2021; tăng cường công tác quản lý thu, thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; chống chuyển giá, trốn lậu thuế; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN năm 2021. Về chi NSNN, các đơn vị sử dụng ngân sách phải tổ chức điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm. Trong đó, các đơn vị tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên...
Không chỉ nói suông, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên đã giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30/6/2021 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ mà chưa triển khai thực hiện (chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu) và các khoản kinh phí thường xuyên chưa thực sự cần thiết. Nguồn tiết kiệm này bổ sung nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác Trước diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, mới đây Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột xuất khác. Chính phủ đề xuất những con số hết sức cụ thể, đó là: Các bộ, ngành, địa phương cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại (trừ các hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng chống dịch của các bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, kinh phí hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết. |
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon
- Giá vàng hôm nay: Đà tăng mạnh do tin mới từ Mỹ
- Thu lãi tiền tỷ với mô hình chăn nuôi lợn khép kín
- Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- Bố chồng Tăng Thanh Hà và cuộc chơi 400 tỷ: Tôi không chơi ngông!
- Áp giá trần bán lẻ sữa cho trẻ dưới 6 tuổi từ 21/6
- Lốp xe máy Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tại Brazil
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Cám gạo cứu ngành chăn nuôi
- 20 bức ảnh đẹp nhất chủ đề xuân yêu thương
- Những trò đùa tai hại ngày cá tháng tư
-
Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
Ngày 14/8, ông Vũ Hữu Nghị, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Thành (TP. Gia Nghĩa, Đắk ...[详细] -
Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng về mức độ phổ biến thương hiệu ở thành thị
Vinamilk dẫn đầu về mức độ phổ biến thương hiệu ở thành thị. ẢnhKantar WorldpanelKết quả b&aa ...[详细] -
Tôi thật sự muốn trao quyền cho nhân viên
Là người con gái đầu tiên trong gia đình học lên đại học, sau thời ...[详细] -
Phim 'Vừa đi vừa khóc' thêm nhiều kịch tính mới
Tập 23 củaVừa đi vừa khócphát sóng tối 20/5 đem đến nhiều kịch tính mới. ...[详细] -
Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định.Bộ Gia ...[详细] -
Bộ Tài chính tiếp tục bình ổn giá sữa
Doanh nghiệp sữa lách luật, qua mặt người tiêu dùngTheo ghi nhận của phón ...[详细] -
Vinamilk tuyển chọn quản trị viên tập sự 2014
Tòa nhà Vinamilk tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Q. THãy cảm nhận chia sẻ của ...[详细] -
Tỷ phú thế giới trẻ nhất mới 24 tuổi
Đồng sáng lập mạng xã hội Facebook, Dustin Moskovitz, không còn là ...[详细] -
Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
dù thấp hơn so với con số 7,6 tỷ USD trong báo cáo tháng 1/2013, nhưng nó vẫn cao hơn so với cùng kỳ ...[详细] -
Những Hoa hậu làm việc trong ngành tài chính
1. Hoa hậu Hoàn vũ Jamaica 2013 - Kerrie BaylisDanh hiệu: Hoa hậu Hoàn vũ Jamaica 2013 ...[详细]
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Khám phá bí mật những logo thương hiệu nổi tiếng
- Giá vé máy bay đồng loạt giảm dịp hè 2014
- Doanh nghiệp Nghệ An khẳng định vị thế qua GTCLQG
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Muốn thành đạt, hãy làm việc như robot có linh hồn
- Những vụ lừa đảo hàng hiệu gây rúng động dư luận