Anh Nghiêm Xuân Hùng (sinh năm 1986) thôn Thanh Nhàn,ãitiềntỷvớimôhìnhchănnuôilợnkhépkías roma vs inter milan xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội bắt tay vào công việc chăn nuôi từ năm 2006 với 2 con bò và một đôi lợn nái. Một thời gian sau, nhận thấy nuôi lợn hiệu quả hơn, anh quyết định chọn đây là con đường làm giàu.
Chăn nuôi nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm rất dễ gặp rủi ro, năm 2007 anh Hùng quyết định tham gia lớp trung cấp thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trung bình mỗi năm anh Hùng thu 600 triệu đồng từ trang trại lợn.
Trong thời gian này, anh tăng số lượng đàn lên 20 con và mở rộng chuồng trại khoảng 100 m2. Khi thấy có lãi, anh quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống và tăng số lượng đàn. Trận dịch bùng phát năm 2009 khiến cả đàn lợn gần 60 con chết hết, anh lỗ hàng trăm triệu đồng. Chán nản, anh định bỏ nghề. Chỉ đến khi nhận thấy chỗ sai của mình, anh Hùng quyết định bắt tay làm lại từ đầu.
“Con lợn ốm, chết cũng là do mình chưa coi trọng công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho chúng. Lúc bắt đầu lại, tôi rất chú trọng đến những vấn đề này, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh để nếu lợn ốm thì không đến nỗi chết cả đàn”, anh Hùng cho hay.
Đến 2011, anh mở rộng dần quy mô chăn nuôi. Hiện trang trại có diện tích khoảng 1.000 m2, với hơn 30 con nái và trên 300 lợn thịt. Mỗi năm anh xuất chuồng trên 600 lợn thịt với trọng lượng bình quân 110 kg mỗi con.
Trung bình mỗi con lợn anh lãi 1,2 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí thức ăn, thuốc, điện thắp sáng… Đợt giá cao có thể lãi tới 1,8 triệu. Như vậy, riêng trang trại lợn mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng hơn 800 đến một tỷ đồng.
Anh Hùng còn nuôi ý tưởng xây dựng trang trại theo một mô hình khép kín. Sau khi có một khoản tiền tích cóp từ nuôi lợn, chủ trang trại này tham gia góp vốn vào một công ty sản xuất thức ăn gia súc tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hàng năm anh được họ trả phần lợi nhuận đầu tư. Anh cũng nhận làm đại lý phân phối đầu ra cho họ. Với kiến thức học được ở Đại học Nông nghiệp, anh bán thêm thuốc thú y, đồng thời triển khai xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của mình.
"Tôi muốn xây dựng một mô hình chăn nuôi khép kín, có thể chủ động được từ con giống, tiêm phòng dịch bệnh, nguồn thức ăn đến đầu ra cho sản phẩm", anh Hùng cho hay. Khoản lợi nhuận đầu tư, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y mỗi năm cũng có lãi từ 300 đến 400 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, anh Hùng cho biết để thành công với mô hình này, bên cạnh việc chọn con giống tốt, chủ trang trại phải là người hiểu biết về vật nuôi.
"Với nhiều người, chăn nuôi là một việc rất nhiều rủi ro vì lợn có thể ốm, dịch bệnh, chết hàng loạt. Tuy nhiên, nếu có những kiến thức khoa học, chịu khó học hỏi những kỹ thuật thực tế thì có thể chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh cho chúng. Kể cả khi lợn ốm, những kiến thức cũng có thể giúp mình quyết định nên lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp", anh bộc bạch.
Theo VNE