TS Khuất Thu Hồng,ầnpháthuygiátrịtốtđẹpcủagiađìnhViệttruyềnthốkết quả bóng đá c1 châu á Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội |
Có một thực tế chúng ta phải thừa nhận là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người mải chạy theo những mối lo, những đam mê, thỏa mãn bản thân mà quên mất tình cảm gắn kết, yêu thương trong gia đình. Điều này liệu có trở thành thách thức khiến cho nhiều vấn nạn xã hội xâm nhập vào các gia đình không, thưa bà?
- Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội, áp lực công việc, học hành đang chi phối mạnh mẽ mối quan hệ trong gia đình, khiến cho các thành viên trong gia đình không có nhiều thời gian bên nhau, phương thức giao tiếp trực tiếp bị thay thế bằng mạng xã hội, bằng những thiết bị điện tử thông minh.
Cụ thể, trong những gia đình sống ở thành phố và vùng đô thị hóa, mối quan hệ giữa các thành viên đang trở nên lỏng lẻo. Tác động rõ ràng nhất là sự thiếu thốn và nguội lạnh của những bữa cơm gia đình. Giây phút bên nhau ít ỏi, không còn tiếng cười rộn rã bên mâm cơm chiều, những hoạt động chung trong gia đình như cùng nhau xem TV, trò chuyện, vui đùa. Mỗi người khi về nhà thay bằng giao tiếp trực tiếp lại cầm trên tay một chiếc Smartphone để “sống ảo”. Ngôi nhà dường như đơn thuần là nơi tạm trú nghỉ ngơi sau một ngày dài chịu áp lực công việc, học hành.
Ở một góc độ nào đó, tình trạng này đã phá vỡ nền nếp gia phong, đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam với những nét văn hóa tốt đẹp như sự yêu thương, gắn kết. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm… đã và đang xâm nhập vào các gia đình.
Trong cuộc sống hiện đại mỗi thành viên trong gia đình đều đang phải chịu những áp lực riêng. Chẳng hạn, các bậc cha mẹ đối diện áp lực công việc, kiếm tiền, tạo vị thế trong cơ quan, công sở, doanh nghiệp; trẻ nhỏ thì quay cuồng trong gánh nặng học hành, quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi đúng nghĩa. Ông bà, các bậc cao tuổi trong gia đình thì hoặc là ốm đau, bệnh tật hoặc là không có các dịch vụ chăm sóc thể chất, tinh thần phù hợp, dẫn đến luôn cảm thấy bí bách, ngột thở trong 4 bức tường của căn nhà.
Tại các gia đình Việt truyền thống hiện nay, chúng ta thấy một thực tế nhức nhối đó là sự mâu thuẫn giữa các thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình. Sự mâu thuẫn này có lúc bị đẩy lên cao trào và khiến cho những thành viên sống trong đó cảm giác "ngột ngạt". Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, bà có thể đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hài hòa các mối quan hệ này?
- Trong cuộc sống, truyền thống người Việt có câu "trẻ cậy cha, già cậy con". Ðiều này đã trở thành triết lý sống của biết bao thế hệ Việt Nam. Song trong cuộc sống hiện đại, không ít giá trị gia đình cũng như những mối quan hệ đã có nhiều biến chuyển khác biệt dẫn đến sự va đập các thế hệ không tránh khỏi.
Khi có sự va chạm xảy ra, cách duy nhất hài hòa chính là sự công khai, minh bạch trong đàm phán. Mỗi thành viên trong gia đình cần suy nghĩ về những rắc rối một cách tỉnh táo và công khai nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình một cách hoà nhã, chân thành. Điều này sẽ giúp mọi người dễ dàng coi nhau như đối tác và cùng chung tay giải quyết vấn đề một cách thoải mái, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để sống được nhiều thế hệ, người già và người trẻ cần thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm... với nhau. Người trẻ cần nhất là sự lễ phép, kính trên nhường dưới, thân thiện. Người lớn làm gương để lớp trẻ noi theo. Điều quan trọng là mọi người biết sống vì nhau, tha thứ cho những điều chưa như ý, có như vậy sẽ bỏ qua và khắc phục được những bất tiện để có cuộc sống chung đầm ấm.
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mọi người tôn vinh tình cảm, tình yêu thương, gắn kết giữa những người trong gia đình, liệu chúng ta có kỳ vọng vào một dịp để nhắc mọi người, những thành viên trong gia đình nhớ tới hai chữ “gia đình” thiêng liêng và cao quý?
- Để gia đình thực sự là tổ ấm không chỉ cần có sự cố gắng của mỗi một thành viên trong gia đình mà cần sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ các chính sách lớn của Đảng và nhà nước về việc làm, giáo dục, vui chơi, giải trí. Theo đó, gia đình muốn có sự gắn kết, cha mẹ cần được giảm bớt áp lực công việc, áp lực kiếm tiền; con trẻ cần giảm bớt guồng quay học hành; người già cần được hưởng chính sách an sinh ổn định để được nghỉ ngơi đúng nghĩa, được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần; có như vậy mỗi thành viên trong gia đình mới có thời gian quây quần bên nhau, có những chuyến đi du lịch, đi chơi, tạo sự gắn kết, chứ không phải là vài biện pháp vá víu, đối phó như hiện nay.
Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu xã hội và tâm lý khẳng định gia đình là môi trường giáo dục quan trọng nhất giúp hình thành nên nhân cách của một con người. Hạnh phúc gia đình cần được vun đắp qua những việc rất nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua sinh hoạt cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời thường như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò và vui chơi.
Vậy làm sao để không chỉ có một ngày hơn 90 triệu người dân Việt mới nhớ tới mái ấm gia đình mà cả 365 ngày trong năm, mỗi người đều trân trọng tình cảm gia đình, đều muốn trở về nhà, với gia đình ấm áp sau một ngày lao động mệt nhọc, thưa bà?
- Truyền thống gia đình là những điều vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Nó gắn kết các thành viên, tạo ra những khối liên kết tình cảm thế hệ mật thiết, rất khó chia cắt, in đậm vào tâm thức của mỗi thành viên mà dù đi đâu cũng luôn luôn hướng về cội nguồn với tấm lòng thành kính và nhớ thương da diết. Do vậy việc giáo dục truyền thống gia đình là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cách giáo dục không phải rập khuôn với bài học đạo đức sáo rỗng mà cần đi vào cụ thể, thực chất.
Để gia đình thực sự là bến đỗ bình yên, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ về chính sách như tôi đã trình bày ở trên mà các cơ quan quản lý cũng cần biết gạn đục, khơi trong, chọn lọc và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt truyền thống, điều nào nên giữ, điều nào nên bỏ, không nên rập khuôn nhắc tới gia đình truyền thống mà không hiểu mô hình đó ra sao, hình thái thế nào.
Đồng thời với việc giáo dục truyền thống gia đình, chúng ta cũng cần phải chú trọng chọn lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại về gia đình để bồi đắp, làm tăng thêm giá trị truyền thống gia đình cho phù hợp với xã hội mới. Xây dựng văn hóa, đạo đức gia đình hiện nay cũng cần chú ý đến các lĩnh vực như tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, hiện tượng xung đột thế hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Đó cũng là những vấn đề bức xúc hiện nay mà nếu không có giải pháp giáo dục đúng đắn sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với đạo đức gia đình và xã hội.
Xin cảm ơn bà!